Có dễ thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty Sông Hồng?

Bộ Xây dựng cho biết đang triển khai thoái hết hơn 49% vốn tại Tổng công ty Sông Hồng trước ngày 30/11/2020. Nếu không thành công, sẽ chuyển giao về SCIC trước ngày 31/12/2020.
Có dễ thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty Sông Hồng?

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, hiện tại vốn nhà nước do Bộ làm đại diện sở hữu là hơn 13,2 triệu cổ phần, chiếm 49,04% vốn điều lệ của Tổng Công ty Sông Hồng.

Doanh nghiệp này từng là thương hiệu xây lắp có uy tín với loạt công trình quy mô lớn như Nhà thi đấu đa năng TP. Đà Nẵng (giá trị hợp đồng 926 tỷ đồng), dự án 165 Thái Hà (958 tỷ đồng), Nhà thi đấu TDTT Nam Định (741 tỷ đồng), Dự án Khu nhà máy chính và khu hành chính - Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (1.447 tỷ đồng)...

Nhưng kể từ khi cổ phần hóa đến nay (từ năm 2016), hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Sông Hồng gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, tổng công ty  này gần như không triển khai thêm dự án đầu tư nào và cũng không có hợp đồng thi công xây lắp mới.

Tổng tài sản tính tới hết ngày 31/3/2020 của Tổng công ty Sông Hồng là hơn 1.444 tỷ đồng nhưng chủ yếu là khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tới 84,6%. Nợ phải trả ngắn hạn ghi nhận 1.678 tỷ đồng, trong khi giá trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp này chỉ đạt 967,2 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc Tổng công ty đang mất khả năng thanh toán nghiêm trọng.

Không chỉ vậy, Tổng công ty Sông Hồng đang vướng vào các rắc rối pháp lý khi phải thi hành án đã có hiệu lực pháp luật liên quan đến vụ việc OceanBank khởi kiện, buộc Tổng công ty Sông Hồng phải trả nợ vay thi công công trình nhiệt điện Vũng Áng 1 với số tiền cả gốc và lãi lên tới 470 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SHG cũng đang rơi vào tình trạng mất thanh khoản do nằm trong diện hạn chế giao dịch vì chậm công bố thông tin, thị giá hiện tại chỉ còn 2.300 đồng/cp.

Còn nhớ, Tổng công ty Sông Hồng tiến hành bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 11/2009 với giá khởi điểm 14.000 đồng/cp. Tại thời điểm đó, nhà đầu tư sẵn sàng chi ra gần 150 tỷ đồng để mua 6,7 triệu cổ phần chào bán, tương đương 22.290 đồng/cp.

Sau khi hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, tháng 4/2015, Sông Hồng đã niêm yết cổ phiếu trên sàn UPCoM với mã chứng khoán là SHG với giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên là 9.700 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 30.000 đơn vị. Tuy nhiên, sau đó mã cổ phiếu này giao dịch thưa thớt và rơi vào tình trạng như hiện nay.

Trong một báo cáo của doanh nghiệp, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Sông Hồng - ông Trần Huyền Linh khẳng định, nếu tình trạng kinh doanh bết bát kéo dài trong một thời gian ngắn nữa thì buộc phải tuyên bố phá sản và mất toàn bộ vốn nhà nước.

Theo đó, để “vớt vát” phần vốn nhà nước còn sót lại, Bộ Xây dựng đã có báo cáo và được Thủ tướng chấp thuận đưa Tổng công ty Sông Hồng vào danh mục thoái vốn nhà nước hết năm 2020. Tuy nhiên, nhìn vào những vấn đề còn tồn tại hiện nay, các chuyên gia cho rằng, việc thoái vốn sẽ khá gian nan.

Về nguyên tắc, việc thoái tóa bộ vốn Nhà nước phải được xem xét trên cơ sở kết quả kinh doanh của Tổng công ty Sông Hồng trong thời gian qua. Tình hình kinh doanh bết bát, mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp này là điểm trừ khi định giá doanh nghiệp.

Theo chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho hay, xét theo kinh tế thị trường, muốn thực hiện thoái hết vốn Nhà nước tại doanh nghiệp này thì phải bán số cổ phẩn của Nhà nước ra thị trường chứng khoán, tuy nhiên có một số vấn đề cần lưu ý đến phần đất đai mà doanh nghiệp này đang nắm giữ.

Tuy nhiên, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng lưu ý, các cơ quan quản lý nhà nước, kiểm toán nhà nước cần vào cuộc kiểm tra lại xem tình tình hình kinh doanh, sản xuất thực tế của doanh nghiệp này xem nguyên nhân thua lỗ vì sao.

Ngay cả đơn vị trực tiếp quản lý phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng phải kiểm tra, giám sát, tìm hiểu tình hình thực tế của doanh nghiệp để loại trừ tình huống cố tình báo lỗ, kinh doanh bết bát để loại trừ những cổ đông không hợp cánh.

Bởi lẽ, trước đây đã có một số trường hợp doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam rồi cố tình báo lỗ để khiến phía bên kia lo lắng, sốt ruột, tìm cách rút khỏi liên doanh. Chẳng hạn, có trường hợp quảng cáo thật rầm rộ và chi phí ấy khủng dành cho quảng cáo ấy bị tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh, gây thua lỗ cho doanh nghiệp.

"Đó là bài để người ta tìm cách nắm trọn cổ phần của các đối tác mà họ không mong muốn", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nêu rõ.

Lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở bởi đầu tháng 1/2018, hai cổ đông nội bộ là ông Lã Tuấn Hưng, Tổng giám đốc và ông Phan Việt Anh, Phó tổng giám đốc đăng ký mua vào hơn 6,5 triệu cổ phần SHG trong đợt phát hành riêng lẻ, để trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp. Với giá chào bán cho mỗi cổ phần là 10.000 đồng, ước tính hai cổ đông này chi ra 65 tỷ đồng.

Sau đợt phát hành này, phần vốn nhà nước tại Tổng công ty đã giảm từ 73,2% về 49%. Được biết, tại thời điểm cuối năm 2018, các cổ đông lớn là cá nhân tại Tổng công ty gồm: ông Phan Việt Anh nắm 14,9%; ông Lã Tuấn Hưng nắm 9,26%. Cổ đông cá nhân còn lại tuy không nằm trong Hội đồng quản trị, nhưng nắm giữ lượng cổ phiếu lớn thứ 2 là bà Phạm Thị Phương Thúy, với hơn 11% cổ phần.

Việc mua đi bán lại cổ phiếu của các thành viên hay lãnh đạo trong doanh nghiệp là điều hoàn toàn bình thường trên thị trường chứng khoán, nhưng trong trường hợp này lại đặt ra một câu hỏi lớn. Vì động thái này diễn ra trong bối cảnh, tại thời điểm đó doanh nghiệp đang chủ động đề xuất Bộ Xây dựng triển khai thoái vốn gấp trong năm 2019 thông qua đấu giá công khai khiến lo ngại về việc một số cá nhân muốn thâu tóm những khu đất vàng thuộc quyền quản lý của Tổng công ty với giá rẻ.

Trong danh mục tài sản bất động sản của Tổng công ty Sông Hồng  hiện nay, đáng chú ý có 2 lô đất số 70 An Dương, quận Tây Hồ, Hà Nội là trụ sở của SHG và 1 lô tại Chi nhánh Lào Cai, dự án Khách sạn Royal Sông Hồng (Vĩnh Phúc), dự án nhà ở cán bộ công chức Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tại Khu đô thị Bắc Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm Hà Nội rộng 2,6 ha, Dự án Lĩnh Nam, tuy nhiên phần lớn các dự án này đều đang treo dở dang. Với dự án Khách sạn Royal Sông Hồng, có tổng vốn đầu tư là 36,7 tỷ đồng đã được Bộ Xây dựng chấp thuận chủ trương cho phép Tổng công ty được tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng dự án.  

Xem thêm

Hà Nội hoàn thành thoái vốn đầu tư tại 24 DNNN

Hà Nội hoàn thành thoái vốn đầu tư tại 24 DNNN

Đối với kế hoạch cổ phần hóa giai đoạn 2016-2020, Hà Nội đã rà soát 254 địa điểm nhà đất, thu hồi 73 địa điểm, giao doanh nghiệp tiếp tục sử dụng sau cổ phần hóa 181 địa điểm.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...