Sau giao dịch thành công, cổ đông này hiện chỉ còn nắm giữa 4.898.940 cổ phần tại PNJ.
Không chỉ Investments Ltd thoái vốn, đầu tháng 5/2017, nhóm quỹ đầu tư Aims Asset Management (gồm Apollo Asia Fund Limited và Panah Master Fund) cũng bán gần 4 triệu cổ phần PNJ, giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,27% xuống còn 1,52%.
Trong đó, Apollo Asia Fund Limited bán 2,9 triệu cổ phần và Panah Master Fund bán 782.090 cổ phần PNJ, cùng giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 0,76%.
Hoạt động kinh doanh của PNJ đã khởi sắc hơn trong năm 2017 sau khi thực hiện nhiều biện pháp cơ cấu, khắc phục thua lỗ. Trong đó, vào quý IV/2016 PNJ đã phải bán lỗ 9,19 triệu cổ phần tại Đông Á Land với giá 7.000 đồng/cổ phần và thu về tổng cộng 64,12 tỷ đồng. Do đó, PNJ đã lỗ 16,94 tỷ đồng so với giá trị số sách của khoản đầu tư là 81,06 tỷ đồng.
PNJ cũng chịu ảnh hưởng đáng kế từ biến cố DongABank bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt vào tháng 8/2015 và ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc DongABank bị bắt vào tháng 12/2016. PNJ đã phải trích lập hơn 385 tỷ đồng dự phòng rủi ro cho khoản đầu tư 38,5 triệu cổ phiếu DongABank vào cuối năm 2016.
Thế nhưng, điều kỳ lạ là cổ phiếu PNJ vẫn tăng trưởng thần kỳ từ mức đáy 30.000 – 31.000 đồng/cổ phần vào tháng 9, tháng 10/2015, tăng phi mã lên mức 75.000 đồng/cổ phần vào đầu tháng 7/2016.
Thị giá PNJ tiếp tục được điều chỉnh về mức 66.700 đồng/cổ phần đầu năm 2017 và tiếp tục leo dốc lên mức 95.800 đồng/cổ phần tại ngày 02/6/2017, mức tăng 43% so với đầu năm.
Tính đến hết quý I/2017, PNJ đạt 3.148 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 248 tỷ đồng.
>> “Tảng băng chìm” trong vụ án DongABank