Cơ hội phân phối qua thương mại điện tử cho sản phẩm nông sản và các sản phẩm OCOP tại Đồng Tháp, Sóc Trăng

Ngày 29/7, tại Trung tâm Xúc tiến Nông nghiệp Hà Nội, Hội nghị kết nối tiêu thụ nhãn và sản phẩm OCOP của tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng tại Hà Nội đã diễn ra theo hình thức trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Cơ hội phân phối qua thương mại điện tử cho sản phẩm nông sản và các sản phẩm OCOP tại Đồng Tháp, Sóc Trăng

Tham gia Hội nghị có Lãnh đạo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, Đồng Tháp, Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng, Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp, Lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp cùng đông đảo hợp tác xã, doanh nghiệp tại các điểm cầu chính là Đồng Tháp, Sóc Trăng và hơn 160 điểm cầu khác trên cả nước.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp khó lường, các Bộ ban ngành từ trung ương đến địa phương đã có những phương án đồng hành, hỗ trợ cụ thể tiêu thụ sản phẩm nông sản khu vực phía Nam nói chung, sản phẩm nông sản của Đồng Tháp, Sóc Trăng nói riêng nhằm giúp cho bà con nông dân ổn định đầu ra, đưa sản phẩm nông sản chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng theo đúng tiêu chuẩn phòng dịch, hướng đến phát triển mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, giữ an toàn sức khỏe toàn dân vừa phục hồi và duy trì phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn chống dịch khó khăn. 

Đa phần các sản phẩm nông sản có tính chất mùa vụ, gặp phải áp lực tiêu thụ khi vào mùa thu hoạch. Do vậy khi đối mặt trước mùa dịch, mặt hàng không có thương lái đến thu mua vì bị cô lập chống dịch, người tiêu dùng giảm lượng mua do kinh tế khó khăn. Là địa phương nông nghiệp trọng điểm, sở hữu lượng nông sản dồi dào, tỉnh Đồng Tháp và Sóc Trăng luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ những loại nông sản chất lượng an toàn trong mọi thời điểm cho thị trường. 

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, tính đến nay toàn tỉnh có hơn 5.340 ha trồng nhãn, sản lượng mỗi năm ước tính hơn 53.000 tấn. Quả Nhãn tại huyện Châu Thành đã xuất khẩu ra nước ngoài, áp dụng các tiêu chuẩn Gap, VietGap, Khoai lang có 1.400 ha, sản lượng ước đạt hơn 35.000 tấn; Cá tra với diện tích 2.000 ha mặt nước với sản lượng lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long 553.000 tấn; các nông sản khác : Lúa 550.000 tấn, Xoài 30.600 tấn, Chanh 21.500 tấn, Ổi 13.780 tấn, Cam 6.400 tấn, Quýt 5.100 tấn, Mít 3.780 tấn, Thanh Long 2.000 tấn, Mận 1.900 tấn, Ớt 1.700 tấn.

Tại Sóc Trăng việc triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP" nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập, nâng cao chất lượng sản phẩm và thế mạnh của từng địa phương, hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn hiệu quả, bền vững cùng những ý nghĩa thiết thực với 99 sản phẩm tham gia chương trình OCOP ở nhiều nhóm sản phẩm. Sóc Trăng có sản lượng lúa hàng năm trên 2 triệu tấn, trong số các sản phẩm OCOP của tỉnh có đến 4 sản phẩm thuộc mặt hàng gạo bao gồm Gạo thơm ST24, Gạo Hữu cơ nông trường Cá Bờ Đập, Gạo tài nguyên Phú Khang và Gạo sữa An Cư… Bên cạnh đó, Sóc Trăng có nhiều sản phẩm truyền thống khác thuộc nhiều nhóm sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn chất lượng.

Xem thêm

Bình Thuận xây dựng giải pháp xuất khẩu nông sản

Bình Thuận xây dựng giải pháp xuất khẩu nông sản

Sở Công thương tỉnh Bình Thuận vừa đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát tình hình sản xuất và hướng dẫn cụ thể cho các địa phương xây dựng kế hoạch nuôi trồng, sản xuất nông sản hợp lý, phù hợp với dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ.
Khi nông sản "lên sàn"

Khi nông sản "lên sàn"

Dịch bệnh COVID-19 bùng phát khiến xuất khẩu nông sản gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhiều loại nông sản đã “gặp nhau” ở sàn giao dịch điện tử để rồi từ đây tỏa đi khắp cả nước và một số quốc gia khác.

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...