Cổ phần hóa DNNN ì ạch vì chỉ nhắm vào "đất vàng"

Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thường chỉ quan tâm đến bất động sản, vị trí đắc địa. Quá trình cổ phần hoá vẫn diễn ra ì ạch.
Cổ phần hóa DNNN ì ạch vì chỉ nhắm vào "đất vàng"

Tại tọa đàm “Nâng hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN): Minh bạch thông tin, đổi mới quản trị” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 18/9, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến cho biết, việc cổ phần hoá quá chú trọng vào các khu đất vàng.

Nhiều nơi vẫn muốn giữ, còn với các DN trong nước khi đi mua cổ phần thì chỉ nhắm vào đất như trường hợp DN vận tải đường thủy mua lại hãng phim truyện quốc gia. Trong khi về bản chất, các nhà đầu tư lớn ở nước ngoài lại không thực sự quan tâm nhiều đến yếu tố này.

Các chuyên gia tham dự buổi toạ đàm

Ông Phùng Văn Hùng, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đánh giá tiến độ cổ phần hóa chậm, ì ạch nguyên nhân có nhiều nhưng quan trọng nhất vẫn là quyết tâm từ bỏ quyền hạn tại DN.

“Bộ ngành nêu rõ quyết tâm, quyết liệt thoái vốn, từ bỏ quyền lực nhưng đến nay đã thấy ai bị phê bình, kiểm điểm do tập đoàn, tổng công ty chưa được thoái vốn theo đúng chủ trương chính sách chưa?”, ông Hùng nói và đề nghị Chính phủ cần phải xem xét từng DN cụ thể để có những giải pháp kịp thời.

thanhnien.vn/thoi-su/co-phan-hoa-van-chi-nham-vao- https://thanhnien.vn/thoi-su/co-phan-hoa-van-chi-nham-vao-dat-vang-1004444.html

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.