Cổ phiếu của Công ty Licogi 16.6 bị đình chỉ giao dịch lần thứ 3

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa đưa ra quyết định duy trì đình chỉ giao dịch với cổ phiếu LCS của Công ty Licogi 16.6...
Cổ phiếu của Công ty Licogi 16.6 bị đình chỉ giao dịch lần thứ 3

Đây là lần thứ 3 HNX đưa ra quyết định duy trì đình chỉ giao dịch với cổ phiếu LCS của Công ty Licogi 16.6

Trước đó, ngày 30/6/2022, cổ phiếu LCS của Công ty Licogi 16.6 bị đưa vào diện kiểm soát do chậm nộp báo cáo tài chính năm 2020 và 2021 đã được kiểm toán. Khi đó, HNX cũng đã yêu cầu Công ty Licogi 16.6 sau 15 ngày kể từ ngày công bố quyết định này, Công ty Licogi 16.6 phải có công văn giải trình nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục được tình trạng kể trên.

Tuy nhiên thời gian kể trên, công ty vẫn chưa thể khắc phục hoàn toàn các vấn đề kể trên dẫn đến ngày 3/8/2022, HNX đã chính thức ra quyết định đưa cổ phiếu LCS của Công ty Licogi 16.6 vào diện đình chỉ. Theo thông cáo phát ra ngày 3/8/2022 này, cổ phiếu LCS bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính bán niên soát xét năm 2021 quá 6 tháng so với thời hạn quy định. 

Đến 26/10/2022, HNX lại phải ra thêm quyết định duy trì diện đình chỉ giao dịch với cổ phiếu LCS do Công ty Licogi 16.6 chậm nộp báo cáo tài chính riêng và hợp nhất bán niên năm 2022 quá 45 ngày so với quy định hiện hành. 

Theo quyết định mới nhất ngày 7/3/2023, cổ phiếu LCS của Công ty Licogi 16.6 tiếp tục bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính riêng và hợp nhất bán niên đã soát xét năm 2022 quá 6 tháng so với thời hạn quy định.

Công ty Cổ phần Công ty Licogi 16.6 tiền thân là Chi nhánh Công ty Cổ phần Licogi 16 tại Hà Nội, được thành lập ngày 18/5/2007. Lĩnh vực hoạt động chính: thi công xây lắp; tập trung nguồn lực cho lĩnh vực sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng thi công các công trình điện (trọng tâm là các dự án điện cao thế).

Mới đây, Công ty Licogi 16.6 đã thông báo quyết định miễn nhiệm ông Vũ Công Hương, Tổng giám đốc đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty từ 27/2. Người kế nhiệm là ông Vũ Đức Mạnh. 

Theo báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông thường niên mới đây, năm 2022, Ligico 16.6 đặt mục tiêu doanh thu đạt 80,5 tỷ đồng nhưng chỉ thực hiện được 3,3 tỷ đồng, đạt 4% kế hoạch đề ra. Điều đáng nói, công ty này không đặt ra chỉ tiêu lợi nhuận. Chính vì thế, lợi nhuận trước thuế năm 2022 của Công ty Licogi 16.6 âm luỹ kế đến 98,3 tỷ đồng. 

Kết quả kinh doanh bết bát này đến từ các dự án mà doanh nghiệp này đã và đang triển khai đều không mang lại hiệu quả. Đơn cử, dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn đã thi công hoàn thành năm 2019, đã hoàn thiện hồ sơ quyết toán với nhà đầu tư và đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng đến nay vẫn chưa được thanh toán với số tiền 11,8 tỷ đồng.

Hay như dự án đê Ánh Dương, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên dự án phải chờ điều chỉnh phê duyệt lại thiết kế nên dẫn đến việc thực hiện dự án bị ảnh hưởng. Công ty Licogi 16.6 đứng trước nguy cơ bị ngân hàng BIDV khởi kiện. 

Ngoài ra, dự án Bắc Giang - Lạng Sơn cũng đã được hoàn thiện các hồ sơ liên quan đến phát sinh thay đổi với nhà đầu tư nhưng đến nay vẫn không được giải quyết thanh toán phát sinh dẫn đến Công ty Licogi 16.6 bị mất giá trị lớn tại dự án này. 

Tính đến thời điểm công bố báo cáo này, chủ nợ lớn nhất của Licogi16.6 là ngân hàng BIDV - Chi nhánh Hà Nội với dư nợ gốc là gần 81,8 tỷ đồng (trong năm 2022, công ty này đã trả được hơn 2 tỷ nợ gốc) và khoảng 20 tỷ đồng tiền lãi. Hiện, dư nợ này đang ở nhóm xấu, tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị, diện tích sàn văn phòng tại tầng 4 toà nhà JSC34 ngõ 164 Khuất Huy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội và nguồn phải thu từ các công trình mà ngân hàng BIDV đã tài trợi cho vay ngắn hạn từ các năm trước. 

Từ tháng 7/2021 đến nay, Ngân hàng BIDV đã liên tục yêu cầu thanh lý tài sản để trả nợ quá hạn. Hiện, ngân hàng này cũng đã bán đấu giá công khai các tài sản thế chấp này của Công ty Licogi 16.6.

Công ty Licogi 16.6 cũng đang ghi nhận nợ tại Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Thành An với dư nợ tính tính đến thời điểm công bố báo cáo là hơn 1,57 tỷ đồng, nợ lãi hơn 900 triệu đồng (bao gồm cả lãi trong hạn và lãi phạt). 

Tiếp đến là ngân hàng MBBank với nợ quá hạn là 928 triệu đồng. Tháng 11/2021, Công ty Licogi 16.6 đã tiến hành thanh lý 4 xe ô tô với sso tiền hưn 2 tỷ đồng để tất toán dư nợ và trả nợ gốc cho ngân hàng VietinBank là 1 tỷ đồng. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...