Cổ phiếu DLG của Đức Long Gia Lai rơi vào diện cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) vừa quyết định chuyển cổ phiếu DLG của Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai từ diện kiểm soát sang diện cảnh báo kể từ ngày 18/04.
Cổ phiếu DLG của Đức Long Gia Lai rơi vào diện cảnh báo

Lý do là lợi nhuận sau thuế cổ đông Công ty mẹ năm 2021 là 16,67 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2021 là âm 850,36 tỷ đồng, thuộc diện bị cảnh báo theo quy định.

Trên thị trường, cổ phiếu DLG có mức giảm giá 22% qua 1 tháng gần đây, đang được giao dịch quanh 6.170 đồng/cp.

Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 của Đức Long Gia Lai cho biết, tính đến cuối năm 2021, công ty ghi nhận khoản nợ ngắn hạn đã vượt quá tổng tài sản ngắn hạn của Tập đoàn là 400,37 tỷ đồng. Công ty có một số khoản nợ phải trả và vay đã quá hạn thanh toán với tổng giá trị ước tính là 1.767 tỷ đồng.

Dù nợ vay lớn, nhưng công ty cũng cho một số tổ chức, cá nhân vay với số tiền là 2.410 tỷ đồng, các khoản cho vay này không có tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh của bên thứ 3.

Trong báo cáo tài chính bán niên soát xét năm 2021 trước đó, kiểm toán đã đưa ra ý kiến nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Đức Long Gia Lai. Các vấn đề mà kiểm toán nêu ra trong báo cáo đó vẫn chưa được khắc phục trong Báo cáo tài chính năm 2021.

Theo báo cáo giải trình của Đức Long Gia Lai, trong năm 2021, Công ty đã cơ bản thực hiện thành công phương án tái cấu trúc tình hình tài chính của doanh nghiệp tiếp tục thoái vốn tại một số Công ty con đang hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để tập trung nguồn vốn, giảm dần dư nợ vay ngắn hạn và dài hạn tại các Ngân hàng, tổ chức tín dụng, vay khác với số tiền 224,54 tỷ đồng, giảm chi phí lãi vay.

Đồng thời, tái cấu trúc lại tình hình tài chính doanh nghiệp, tăng nguồn vốn lưu động để bổ sung duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo hiệu quả và lợi nhuận, giảm dần sự mất cân đối tài chính giữa các khoản nợ ngắn hạn của Công ty đã vượt quá tổng tài sản ngắn hạn của Công ty.

Định hướng của HĐQT Công ty đã đưa ra kế hoạch và mục tiêu trong năm 2022 - 2023, tập trung phối hợp với các Ngân hàng và tổ chức tín dụng để đưa ra nhiều phương án xử lý nợ như tìm kiếm đối tác để tiếp tục chuyển nhượng các tài sản, dự án kém hiệu quả nhằm giảm dần dư nợ gốc.

Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục pháp lý các dự án Năng lượng điện mặt trời, điện gió bổ sung vào qui hoạch lưới điện quốc gia, để tìm đối tác huy động nguồn vốn hoặc chuyển nhượng một phần dự án nhằm tất toán nợ gốc quá hạn ngân hàng chậm nhất đến ngày 31/12/2023 và miễn toàn bộ lãi phát sinh, lãi phạt quá hạn.

Đức Long Gia Lai cũng vừa có quyết định về việc gia hạn thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022 đến cuối tháng 6.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, giá dầu nhảy vọt 2%

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, giá dầu nhảy vọt 2%

Phố Wall chốt phiên 12/9 với mức tăng ổn định sau khi dữ liệu lạm phát mới củng cố kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp ngày 18/9 tới...

La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện

La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện

Hiện tượng La Nina đang tạo đà cho cổ phiếu ngành điện tăng trưởng mạnh mẽ. Sản lượng tiêu thụ điện tăng cao nhờ sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp và nhu cầu điện lớn, mở ra triển vọng tích cực cho các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là thủy điện...

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Diễn biến tiêu cực của nhóm ngành bảo hiểm diễn ra trong bối cảnh các doanh nghiệp liên tiếp công bố các số liệu về thiệt hại và bồi thường cho khách hàng sau tổn thất từ cơn bão số 3 – bão Yagi...

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối và thị trường tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu hơn nếu không có sự cải thiện rõ rệt về dòng tiền. Nhà đầu tư tiếp tục giữ tỷ trọng trung bình, tập trung vào nhóm cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh dài hạn và chờ đợi tín hiệu xác nhận từ xu hướng...

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tôn mạ, ống thép và vật liệu xây dựng được dự đoán sẽ có thể hưởng lợi từ nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao…