Đức Long Gia Lai muốn thoái sạch vốn tại 2 công ty con

Đức Long Gia Lai dự kiến thoái vốn và chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Công ty Cổ phần Năng lượng Tân Thượng và Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Đức Long Gia Lai.
Đức Long Gia Lai muốn thoái sạch vốn tại 2 công ty con

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HoSE: DLG) vừa thông qua quyết định cấu trục lại các khoản đầu tư tài chính dài hạn tại các công ty thành viên.

Theo đó, Đức Long Gia Lai dự kiến thoái vốn và chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Công ty Cổ phần Năng lượng Tân Thượng và Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Đức Long Gia Lai.

Sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng, 2 đơn vị này sẽ không còn là công ty con của Đức Long Gia Lai.

Theo báo cáo thường niên, Công ty Năng lượng Tân Thượng có vốn điều lệ là 155 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ sở hữu của Đức Long Gia Lai là 88%. Công ty Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Đức Long Gia Lai có vốn điều lệ 601 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của Đức Long Gia Lai là 84,03%.

Số liệu từ báo cáo tài chính 2020 của Đức Long Gia Lai, mảng điện thương phẩm và kinh doanh bất động sản đóng góp tỷ lệ khá nhỏ trong cơ cấu tổng doanh thu của công ty, lần lượt 1,4% và 2,8% (tính đến hết năm 2020).

Việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại công ty sản xuất điện và công ty kinh doanh bất động sản có thể là một bước đi trong lộ trình tái cấu trúc toàn diện hoạt động của công ty và rút lui khỏi các mảng đầu tư kém hiệu quả.

Ngoài 2 công ty này, Đức Long Gia Lai hiện còn có 7 công ty con khác được hợp nhất kết quả kinh doanh trên báo cáo tài chính, hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng công trình giao thông, dịch vụ bến bãi xe, sản xuất linh kiện điện tử, mua bán và sản xuất các sản phẩm chè, cà phê,…

Về tình hình kinh doanh của Đức Long Gia Lai, lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt 903 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ và lãi ròng đạt 25 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 286 tỷ đồng.

Năm 2021, Đức Long Gia Lai dự kiến doanh thu đạt 2.000 tỷ đồng, giảm nhẹ gần 2% so với mức thực hiện năm 2020. Lợi nhuận sau thuế kỳ vọng thu về 50 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, Đức Long Gia Lai đã hoàn thành 45% kế hoạch về doanh thu và 47% kế hoạch về lợi nhuận.

Đáng chú ý, tại báo cáo soát xét bán niên năm 2021, kiểm toán nhấn mạnh về việc Đức Long Gia Lai đã cho một số tổ chức, cá nhân vay số tiền hơn 2.410 tỷ đồng không có tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

Kiểm toán cũng nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn này khi lỗ thuần tính tới ngày 30/6/2021 là hơn 842 tỷ đồng. Các khoản nợ ngắn hạn của tập đoàn vượt quá tài sản ngắn hạn là hơn 238 tỷ đồng, đồng thời Đức Long Gia Lai có một khoản nợ phải trả và vay qua hạn thanh toán với tổng giá trị ước tính hơn 1.808 tỷ đồng.

Giải trình trước ý kiến của kiểm toán, Đức Long Gia Lai cho biết tập đoàn đang xây dựng phương án cấu trúc toàn diện tình hình tài chính, lập kế hoạch và lộ trình thoái vốn các khoản đầu tư kém hiệu quả, tập trung thu hồi các khoản công nợ để thực hiện thanh toán một phần các khoản nợ quá hạn trên.

Mặt khác, Đức Long Gia Lai cũng đang phối hợp với các ngân hàng, tổ chức tín dụng để cơ cấu lại các khoản nợ gốc, miễn giảm lãi. Đức Long Gia Lai khẳng định tình hình sản xuất kinh doanh vẫn đang ổn định, đảm bảo doanh thu và lợi nhuận hàng năm theo kế hoạch.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE), Mỹ

Phố Wall "nín thở" theo dõi cuộc đối thoại Mỹ-Trung

Chứng khoán Mỹ đóng cửa trong trạng thái ít biến động khi giới đầu tư dõi theo những phát biểu của Tổng thống Donald Trump về thuế quan với Trung Quốc ngay trước thềm cuộc đàm phán thương mại diễn ra vào cuối tuần này…

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Trong bức tranh lợi nhuận quý 1/2025 đầy biến động của ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, sự sa sút đồng loạt của loạt ông lớn như Sabeco, PNJ, hay Thế giới di động... lại mở đường cho một cái tên ít được chú ý bất ngờ vươn lên chiếm vị trí dẫn đầu về lợi nhuận...

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...