Cổ phiếu Facebook giảm gần 57%, Mark Zuckerberg mất 71 tỷ USD

Tài sản của ông chủ Facebook giảm hơn nửa từ đầu năm, đã khiến Mark Zuckerberg rơi xuống vị trí thứ 20 thế giới trong danh sách tỷ phú thế giới của Bloomberg.
Cổ phiếu Facebook giảm gần 57%, Mark Zuckerberg mất 71 tỷ USD

Cổ phiếu Facebook đã giảm gần 57% năm nay. Mức giảm này cao hơn nhiều so với các đại gia công nghệ khác, như Apple (giảm 14%), Amazon (-26%) và Alphabet (-29%).

Dù năm 2022 được đánh giá là một năm khó khăn với tất cả tỷ phú công nghệ Mỹ, mức sụt giảm tài sản của Mark Zuckerberg – CEO Meta Platforms – công ty mẹ Facebook vẫn đáng chú ý. Tổng cộng từ đầu năm, anh đã mất 71 tỷ USD.

Hai năm trước, Zuckerberg sở hữu khối tài sản 106 tỷ USD và giàu thứ 3 thế giới. Tài sản của anh lập đỉnh tại 142 tỷ USD hồi tháng 9/2021, khi cổ phiếu Meta đạt kỷ lục 382 USD. Tuy nhiên gần như toàn bộ tài sản của Zuckerberg là gắn với cổ phiếu Meta. Anh hiện nắm hơn 350 triệu cổ phiếu.

Hiện tại giá cổ phiếu của Meta được giao dịch quanh mức 148 USD, tài sản của Zuckerberg tụt xuống chỉ còn 55,9 tỷ USD, xếp thứ 20 thế giới. Đây là thứ hạng thấp nhất của Zuckerberg kể từ năm 2014, sau cả 3 tỷ phú nhà Walton – gia đình thừa kế Walmart và 2 tỷ phú nhà Koch.

Tháng 10/2021, Zuckerberg đổi tên công ty thành Meta. Đây được coi là điểm bắt đầu cho sự trượt dốc của hãng trong ngành công nghệ.

Các báo cáo tài chính gần đây cho thấy tình hình kinh doanh khá ảm đạm. Hồi tháng 2, Meta cho biết số người dùng Facebook hàng tháng không tăng trưởng, châm ngòi cho phiên giảm kỷ lục về giá cổ phiếu, khiến tài sản của Zuckerberg bốc hơi 31 tỷ USD. Đây là một trong những mức giảm tài sản lớn nhất thế giới.

Công ty này còn gặp nhiều vấn đề khác, như việc đặt cược vào Reels – nền tảng video ngắn để cạnh tranh với TikTok. Ngành công nghệ nói chung cũng đang bị sụt giảm doanh thu quảng cáo do kinh tế toàn cầu đi xuống.

Laura Martin – nhà phân tích Internet tại Needham & Co thì cho rằng việc đổ tiền vào metaverse (vũ trụ ảo) đã kéo công ty này xuống. Zuckerberg từng nói dự án này có thể cần "lượng lớn tiền" trong 3-5 năm tới. Martin cho rằng Meta "đang phải lôi kéo người dùng từ TikTok quay lại". Công ty này cũng chịu tác động từ việc các nước "siết quản lý".

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…