Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Nhiều mã chìm trong sắc đỏ, thanh khoản đi ngang

Trong tuần giao dịch vừa qua (22-26/5/2023) nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục có sự phân hóa với 9 mã tăng giá, 16 mã giảm và 2 mã đứng tham chiếu...
cổ phiếu ngân hàng tuần qua

Cụ thể, mã PGB của ngân hàng PG Bank là mã cổ phiếu ngân hàng giảm nhiều nhất tuần qua (-3,5%), trong khi đó, tuần trước (15/5-19/5/2023) PGB tăng 2,2%. Theo sau là mã VAB của VietABank với mức giảm 2,6%.

Đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên sàn HOSE, gây thất vọng nhất trong tuần qua chính là mã VCB của ngân hàng Vietcombank khi cổ phiếu này giảm điểm 4/5 phiên giao dịch. Hệ quả, đây là mã có mức điều chỉnh lớn nhất ngành (-2,3%). Với số lượng cổ phiếu lưu hành lớn, VCB cũng là mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất tới VN-Index tuần qua. 2 mã cổ phiếu cùng mức giảm 2,3% trong tuần này là BID và STB thuộc ngân hàng BIDV và Sacombank.

Tương tự, một số mã cổ phiếu kết tuần trong sắc đỏ là SHB (-2,1%), MSB (-2,1%), KLB (-2%), VIB (-1,6%), OCB (-1,2%), MBB (-1,1%), VBB (-1,1%), VPB (-0,8%), SGB (-0,8%), CTG (-0,7%), NAB (-0,1%).

Ở chiều ngược lại, mã EIB của ngân hàng Eximbank tăng tốt nhất tuần qua với mức +2,6% tiếp tục dao động quanh ngưỡng 19.500 đồng/cổ phiếu. Bên cạnh đó, chỉ có 3 mã ABB, LPB và BVB có mức tăng trên 1% trong tuần, tương ứng với mức +1,5%, +1,1%, +1%. Các mã khác có mức tăng dưới 1% là TPB (+0,9%), TCB (+0,8%), HDB (+0,5%), SSB (+0,3%), ACB (+0,2%).

Trong khi đó, 2 mã cổ phiếu ngân hàng đứng tham chiếu đều là 2 ngân hàng được niêm yết trên sàn HNX là NVB và BAB.

cổ phiếu ngân hàng
Thay đổi giá cổ phiếu ngân hàng tuần qua (22/5-26/5/2023)

Thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngân hàng đi ngang trong tuần qua với 746 triệu cổ phiếu được giao dịch, thấp hơn 20 triệu đơn vị so với tuần trước đó; giá trị giao dịch tương ứng đạt 14.866 tỷ đồng.

Trong đó, SHB tiếp tục đứng đầu xét về khối lượng giao dịch với hơn 153 triệu cổ phiếu trao tay giữa các nhà đầu tư, tỷ trọng giao dịch theo phương thức khớp lệnh cao hơn các tuần trước đó. Tuy đứng sau về khối lượng giao dịch, STB lại dẫn đầu về giá trị giao dịch với mức gần 3.000 tỷ đồng, cao hơn hẳn mức 1.807 tỷ đồng của SHB.

Trong tuần này, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng 208 tỷ đồng cổ phiếu CTG. Qua đó, nâng lượng bán ròng cổ phiếu này trong một tháng trở lại lên 860 tỷ đồng, mức cao nhất thị trường. Ngoài ra, khối ngoại cũng tiếp tục bán ròng thêm 91 tỷ đồng STB và 72 tỷ đồng VPB.

Ở một diễn biến khác, khối tự doanh mua ròng 58 tỷ đồng VCB và 40 tỷ đồng STB; ngược lại bán ròng 30 tỷ đồng TCB và 24 tỷ đồng MBB.

Một trong những sự kiện đáng chú ý nhất trong lĩnh vực ngân hàng tuần qua là việc Ngân hàng Nhà nước thông báo hai quyết định điều hành lãi suất có hiệu lực từ ngày 25/5/2023. Đây là lần giảm lãi suất điều hành lần thứ ba liên tiếp chỉ trong vòng hơn hai tháng với động cơ chính đằng sau là tăng trưởng kinh tế  vẫn còn đang rất yếu.

Thông thường trước thông tin chính sách tiền tệ nới lỏng, thị trường chứng khoán sẽ phản ứng tích cực, đặc biệt là với nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và bất động sản. Tuy nhiên, tuần qua cổ phiếu 3 nhóm ngành này không có phản ứng như kỳ vọng.

Ngay sau động thái hạ lãi suất điều hành của ngân hàng nhà nước, hất hết các ngân hàng thương mại đã đồng loạt giảm lãi suất huy động. Đáng chú ý, trong cuộc đua này có sự nhập cuộc của các ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, VietinBank, Agribank, BIDV.

Một sự kiện đáng chú ý khác, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận việc TPBank tăng vốn điều lệ thêm tối đa 6.198 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn. Cụ thể, TPBank sẽ phát hành gần 620 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông, tương đương tỷ lệ 39,19%. Sau khi phát hành theo phương án này, vốn điều lệ của TPBank sẽ tăng từ 15.817 tỷ đồng lên 22.016 tỷ đồng. 

Thêm vào đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) của Thái Lan (thành viên chiến lược thuộc Tập đoàn MUFG, Nhật Bản) thông báo đã hoàn tất việc chuyển nhượng 50% vốn cổ phần tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHBFinance). Hai bên sẽ tiếp tục chuyển nhượng 50% vốn điều lệ còn lại sau 3 năm theo thỏa thuận đã ký.

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), ngày 24/5/2023, Dragon Capital đã bán ra tổng cộng 2,3 triệu cổ phiếu VPB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) thông qua hai quỹ thành viên Norges Bank và Wareham Group Limited. Qua đó, giảm tỷ lệ sở hữu tại VPBank từ hơn 6% xuống 5,9%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...