Cổ phiếu ngành dầu khí sẽ tiếp tục bứt phá nhờ hưởng lợi dự án thượng nguồn và điện khí LNG

Theo đánh giá của nhiều công ty chứng khoán, các dự án đầu tư thượng nguồn và LNG sẽ là điểm nhấn triển vọng của ngành dầu khí trong năm 2024...

Cổ phiếu ngành dầu khí sẽ tiếp tục bứt phá nhờ hưởng lợi dự án thượng nguồn và điện khí LNG
Cổ phiếu ngành dầu khí sẽ tiếp tục bứt phá nhờ hưởng lợi dự án thượng nguồn và điện khí LNG

Mới đây, Công ty Chứng khoán VPBank (VPBankS) đã công bố báo cáo triển vọng ngành dầu khí trên thế giới và trong nước năm 2024 với điểm nhấn nhóm ngành này sẽ đối mặt với nhiều thách thức, song cũng không ít cơ hội hấp dẫn.

VPBankS dẫn dự báo của nhiều tổ chức rằng giá dầu sẽ biến động trong khoảng 75-80 USD/thùng vào nửa đầu năm 2024 và tăng lên trong khoảng 80-85 USD/thùng vào nửa cuối năm 2024 khi kinh tế hồi phục trở lại nhờ lãi suất giảm.

anh-chup-man-hinh-2024-01-16-luc-163701-3010.png
Nguồn: VPBankS

Trên trường quốc tế, VPBankS cho rằng khả năng lãi suất sẽ giảm vào nửa đầu năm, đồng USD do đó sẽ suy yếu. Kinh tế dự kiến hồi phục vào nửa cuối năm 2024, tác động tăng nhu cầu dầu của thế giới nói chung và Trung Quốc nói riêng. OPEC+ được dự báo tiếp tục chính sách kiểm soát nguồn cung phù hợp với nhu cầu để hỗ trợ giá dầu không giảm sâu.

Về thách thức, VPBankS giả định tăng trưởng kinh tế toàn cầu không như kỳ vọng, chỉ đạt 2,4%, làm nhu cầu dầu tăng chậm. Trong khi đó, cung dự kiến tăng mạnh. Đơn cử như nguồn cung dầu từ Mỹ, Guyana, Brazil dự kiến tiếp tục tăng mạnh. Cùng với đó, một số thành viên OPEC+ cũng muốn được sản xuất nhiều dầu hơn.

Ngoài ra, việc đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, đầu tư vào xe điện tiếp tục là thách thức cho lĩnh vực nhiên liệu hoá thạch – dầu khí.

Đối với thị trường trong nước, VPBankS cho rằng việc giá dầu được dự báo ở mức 75-85 USD/thùng về cơ bản vẫn tiếp tục hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dầu khí trong nước.

Cơ hội của ngành dầu khí sẽ đến từ các dự án đầu tư thượng nguồn trong nước như dự án Lô B – Ô Môn, dự án Sư Tử Trắng 2B, dự án Lạc Đà Vàng…

anh-chup-man-hinh-2024-01-16-luc-163741-7420.png
Nguồn: VPBankS

VPBankS dự đoán với việc kinh tế trong nước hồi phục, thương mại vận tải tăng sẽ gia tăng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước.

Bên cạnh đó, nguồn cung khí đốt dự kiến được bổ sung từ dự án LNG Thị Vải, khả năng cung cấp 1 triệu tấn (1,4 tỷ m3 khí). Cùng với đó, các dự án điện khí LNG nhập khẩu, dự án năng lượng tái tạo trên biển, sản xuất Amoniac xanh, Hydrogen tiếp tục được Chính phủ, bộ ngành quan tâm hoàn thiện các cơ chế chính sách để sớm đưa vào thực hiện đầu tư. Theo VPBankS, đây là cơ hội cho trung hạn và dài hạn của ngành dầu khí.

Song song với những cơ hội, VPBankS cho rằng bức tranh ngành dầu khí năm 2024 cũng đan xen với thách thức. Nếu giá dầu bị điều chỉnh giảm sâu xuống mức 50-60 USD/thùng, hoạt động đầu tư, khai thác và kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành sẽ gặp khó khăn.

Đồng thời, nhà máy lọc dầu Dung Quất dự kiến dừng hoạt động để bảo dưỡng định kỳ lần 5, làm sản lượng có khả năng giảm khoảng 15% trong năm 2024.

Mặt khác, nhu cầu khí cho điện trong nước vẫn có khả năng tăng chậm. Năm 2024, Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch huy động khí cho điện ở mức 4,19 – 4,47 tỷ m3, chỉ bằng 86% ước thực hiện năm 2023.

anh-chup-man-hinh-2024-01-16-luc-163832-3633.png
Nguồn: VPBankS

Đồng quan điểm với VPBankS, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng cho rằng các dự án đầu tư thượng nguồn và LNG sẽ là điểm nhấn triển vọng của ngành dầu khí năm 2024.

Cụ thể, VDSC cho rằng trọng tâm ngành dầu khí trong nước giai đoạn 2023-2024 phần lớn sẽ tập trung vào phát triển chuỗi dự án Lô B - Ô Môn, bao gồm dự án phát triển mỏ Lô B (thượng nguồn), dự án đường ống (trung nguồn) và 4 nhà máy nhiệt điện khí Ô Môn (hạ nguồn), với tổng giá trị đầu tư 12 tỷ đô.

Sau nhiều lần trì hoãn trong việc phê duyệt FID (quyết định đầu tư cuối cùng), năm 2023 Chính phủ đã có những động thái đáng chú ý trong việc đẩy nhanh tiến độ dự án. VDSC kỳ vọng FID sẽ được phê duyệt trong 6 tháng đầu năm 2024, để việc xây dựng sẽ được đẩy mạnh và dự án có thể kịp tiến độ đón dòng khí đầu tiên vào quý 4/2026.

Lạc Đà Vàng (mỏ dầu) và Sư Tử Trắng – giai đoạn 2B (mỏ khí) là hai dự án đáng chú ý khác trong giai đoạn 2024-2026. Trong tháng 11/2023, Tập đoàn Murphy Oil (Mỹ) đã phê duyệt FID cho mỏ Lạc Đà Vàng, với kế hoạch đón dòng dầu đầu tiên vào năm 2026, với trữ lượng khai thác ước tính có thể lên tới 100 triệu thùng.

Ngoài ra, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các nhà đầu tư nước ngoài tại mỏ Sư Tử Trắng đang xem xét đầu tư 1,3 tỷ USD để mở rộng khai thác mỏ Sư Tử Trắng. Giai đoạn 2B sẽ kéo dài tuổi thọ của mỏ thêm hơn 20 năm và tăng nguồn khí khai thác thêm 20 tỷ m3.

Về LNG, VDSC cho rằng LNG sẽ là giải pháp tối ưu nhất trong ngắn hạn đối với ngành năng lượng Việt Nam. Hiện nay điện khí chỉ chiếm khoảng 10% tổng nguồn điện huy động, trong khi theo Quy hoạch điện VIII, tỷ trọng điện khí đến năm 2030 sẽ đạt 37.330 MW, chiếm 24,8%, cao nhất trong cơ cấu nguồn điện.

Tuy nhiên, nguồn khí tự nhiên nội địa suy giảm khoảng 0,5 tỷ m3/năm, trong khi sản lượng khí tự nhiên từ các mỏ nhỏ không đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước. Do đó, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, VDSC cho rằng nhập khẩu LNG sẽ là giải pháp tối ưu nhất trong ngắn hạn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp dệt may, bất động sản khu công nghiệp, thủy sản hưởng lợi trước "bão" thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp dệt may, bất động sản khu công nghiệp, thủy sản hưởng lợi trước "bão" thuế quan Mỹ

Chứng khoán TPS cho rằng 3 nhóm ngành dệt may, bất động sản khu công nghiệp, thủy sản sẽ hưởng lợi lớn nhất từ chính sách thuế quan thay đổi của Mỹ, đây là các ngành được hỗ trợ tăng trưởng cả về sản lượng và giá bán, đồng thời khoảng trống lớn để mở rộng thị phần tại Mỹ...

Sóng tăng suy yếu, rủi ro ngắn hạn gia tăng

Sóng tăng suy yếu, rủi ro ngắn hạn gia tăng

VN-Index mở cửa tăng nhưng chịu áp lực bán, kết phiên giảm 5,29 điểm xuống 1.330,9 điểm, trong khi VN30 giảm 6,26 điểm về 1.388 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục suy yếu, khối ngoại bán ròng 434,9 tỷ đồng, rủi ro điều chỉnh ngắn hạn gia tăng khi VN-Index tiệm cận vùng kháng cự mạnh...

Chứng khoán Mỹ “xanh sàn”, giá dầu bật tăng

Chứng khoán Mỹ “xanh sàn”, giá dầu bật tăng

Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm ở phiên thứ hai liên tiếp khi các nhà đầu tư chủ động mua vào sau đợt giảm kéo dài 4 tuần của Nasdaq và S&P 500. Đồng thời, họ cũng xem xét các dữ liệu kinh tế mới nhất để đánh giá tác động từ chính sách của chính quyền Trump…

Xu hướng tăng vẫn duy trì nhưng sẽ rung lắc tại vùng giá cao

Xu hướng tăng vẫn duy trì nhưng sẽ rung lắc tại vùng giá cao

Thị trường tiếp tục tăng điểm nhưng động lực suy yếu, VN-Index hướng đến vùng 1.350 điểm trong bối cảnh phân hóa mạnh, dòng tiền tập trung vào nhóm bất động sản và ngân hàng. Nhà đầu tư thận trọng tại vùng giá cao, duy trì tỷ trọng hợp lý và chờ điểm vào mới...

Sóng cổ tức quét qua ngành dược

Sóng cổ tức quét qua ngành dược

Cổ phiếu ngành dược vốn dĩ được thị trường biết đến là cổ phiếu phòng thủ bởi đặc tính cô đặc, tăng trưởng ổn định qua các giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế và truyền thống chia cổ tức đều đặn…

Ông Kou Kok Yiow, Chủ tịch Hội đồng quản trị BCG

Chủ tịch Bamboo Capital qua đời do nhồi máu cơ tim

Chủ tịch Bamboo Capital, ông Kou Kok Yiow (Chris), đột ngột qua đời ở tuổi 63, để lại nhiều tiếc thương. Dù đối mặt biến cố lớn, Bamboo Capital vẫn ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ và tiếp tục mở rộng các lĩnh vực chiến lược trong năm 2025...

SHB tăng gần 14% chỉ sau hai phiên, sóng lớn đang đến?

SHB tăng gần 14% chỉ sau hai phiên, sóng lớn đang đến?

Thị trường chứng khoán sáng 17/3 phục hồi nhẹ nhờ lực cầu mạnh từ nhóm ngân hàng, giúp VN-Index duy trì trên 1.330 điểm. Cổ phiếu SHB dẫn dắt đà tăng, phản ánh triển vọng tích cực của ngành ngân hàng năm 2025...

Cổ phiếu PNJ mất giá giữa cơn sốt vàng

Cổ phiếu PNJ mất giá giữa cơn sốt vàng

Chỉ trong ba phiên giảm sâu liên tiếp, thị giá PNJ đã tụt xuống mức thấp nhất trong một năm qua. So với đỉnh lịch sử hồi tháng 8/2024, cổ phiếu này đã bốc hơi hơn 18% giá trị, khiến vốn hóa thị trường mất gần 7.000 tỷ đồng, hiện chỉ còn chưa đến 30.000 tỷ đồng...

Gang thép Thái Nguyên: Từ đại dự án đình đám đến nguy cơ “chìm tàu”

Gang thép Thái Nguyên: Từ đại dự án đình đám đến nguy cơ “chìm tàu”

Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Tisco) tiếp tục ghi nhận lỗ trong báo cáo tài chính năm 2024, với nợ lớn và dự án mở rộng chưa thể hoàn thành, gây lo ngại về khả năng duy trì hoạt động. Mặc dù doanh thu tăng, nhưng tình hình tài chính vẫn đầy bất ổn, cổ phiếu TIS cũng chịu sự giảm giá mạnh...