Chứng khoán Đại Việt bị phạt gần 500 triệu đồng do không đăng ký giao dịch cổ phiếu

Do không đăng ký giao dịch chứng khoán và ban hành các quy định, thủ tục cũng như bố trí nhân sự để duy trì hệ thống kiểm toán nội bộ, Chứng khoán Đại Việt đã bị xử phạt tổng 435 triệu đồng...

Chứng khoán Đại Việt bị phạt gần 500 triệu đồng do không đăng ký giao dịch cổ phiếu
Chứng khoán Đại Việt bị phạt gần 500 triệu đồng do không đăng ký giao dịch cổ phiếu

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Việt với tổng số tiền là 435 triệu đồng.

Theo đó, công ty bị phạt 85 triệu đồng theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 26 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với hành vi không duy trì hệ thống kiểm toán nội bộ.

Cụ thể, Chứng khoán Đại Việt không ban hành các quy định, thủ tục và bố trí nhân sự để duy trì hệ thống kiểm toán nội bộ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 9 Thông tư số 121/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hoạt động của công ty chứng khoán.

Ngoài ra, Chứng khoán Đại Việt còn bị phạt tiền 350 triệu đồng theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 18 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP vì hành vi không đăng ký giao dịch chứng khoán.

Cụ thể, công ty đã được chấp thuận là công ty đại chúng theo văn bản số 758/UBCK-QLPH ngày 4/10/2007 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Tuy nhiên, công ty không thực hiện đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết.

Ngoài phạt tiền, công ty còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp hồ sơ đăng ký giao dịch chứng khoán cho Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và công ty con trong thời hạn tối đa 60 ngày theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 18 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP.

Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Việt có trụ sở đặt tại địa chỉ tầng 6, tòa nhà 144-146-148 Lê Lai, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM. Công ty được thành lập năm 2006 với vốn điều lệ hiện tại là 250 tỷ đồng.

Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là môi giới chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán; tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán; lưu ký chứng khoán; tự doanh, bảo lãnh chứng khoán...

Đồng cảnh ngộ, Công ty Cổ phần Đầu tư Sao Thái Dương (mã chứng khoán: SJF) vừa nhận được quyết định xử phạt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với tổng số tiền bị phạt lên đến 267,5 triệu đồng.

Trong đó, SJF bị phạt 175 triệu đồng đối vì hành vi công bố thông tin sai lệch. Trong báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý 2/2022 và quý 4/2022 có nội dung sai lệch ở chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế so với báo cáo tài chính riêng và hợp nhất bán niên năm 2022 đã được soát xét và báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2022 đã được kiểm toán.

Thêm vào đó, công ty bị xử phạt 92,5 triệu đồng vì không công bố thông tin báo cáo tài chính riêng và hợp nhất bán niên năm 2023 đã được soát xét theo quy định.

Đồng thời, SJF công bố không đúng thời hạn các tài liệu gồm báo cáo tài chính riêng và hợp nhất bán niên năm 2022 đã được soát xét; báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2022 đã được kiểm toán; báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý 4/2022, quý 2/2023 và quý 3/2023.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...