Cổ phiếu ngành điện bừng sáng sau Quy hoạch điện VIII

Cổ phiếu điện tích cực ngay sau khi Thủ tướng vừa ký Quyết định số 500/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030...
cổ phiếu điện

Thông tin chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII là thông tin hỗ trợ mới nhất được thị trường chứng khoán đón nhận vào sáng nay, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngành điện. Tuy nhiên thị trường dường như vẫn chưa có những phản ứng quá mạnh mẽ đối với thông tin hỗ trợ mới này.

VN-Index kết phiên tăng 0,02 điểm đưa chỉ số lên mức 1.065,91 điểm. Trên sàn HOSE độ rộng ghi nhận 169 mã tăng/200 mã giảm/67 mã đứng. Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất gồm AGM, TEG, PTC, HNG, VIX, PSH, FCN, DBC, BMP, QBS.

Trong phiên ngày hôm nay, nhóm cổ phiếu điện đã có một nhịp tăng dài. Loạt cổ phiếu điện tăng tốt như KHP tăng 3,1%, TV2 tăng 3%, ASM tăng 1,9%, POW tăng 1,5%, HDG tăng 1,2%, BCG tăng 0,6%, REE tăng 0,6%, NT2 tăng 0,6%, PC1 tăng 0,3%... 

Ngược lại vẫn có một số ít mã giảm nhẹ như PPC giảm 0,3%, QTP giảm 0,6%, VNE giảm 0,9%... Còn lại một số mã đứng giá như GEG, GHC, BTP, SJD, TMP…

Cổ phiếu điện tích cực ngay sau khi Thủ tướng vừa ký Quyết định số 500/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (hay còn gọi là Quy hoạch điện VIII). Quy hoạch điện VIII ưu tiên phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Mục tiêu đạt tỷ lệ khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030 và định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 - 71,5%.

Theo đánh giá của ông Phạm Thanh Long, chuyên gia phân tích ngành điện Chứng khoán KB (KBSV), đây là thông tin tích cực cho các doanh nghiệp kinh doanh điện nói chung và các doanh nghiệp niêm yết trên sàn nói chung.

Đánh giá về tác động của Quy hoạch điện VIII, chuyên gia chứng khoán KB cho rằng cho rằng lộ trình của quy định này cắt giảm mạnh mẽ điện than hướng tới mục tiêu giảm phát thải. Vì vậy, mặc dù trong ngắn hạn, điện than vẫn sẽ chiếm tỷ trọng chính trong cơ cấu nguồn phát nhưng trong dài hạn triển vọng sẽ bị ảnh hưởng do không còn được phát triển và vấp phải sự cạnh tranh của nhiều nhóm nguồn phát khác.

Các nguồn điện khí sẽ là mũi nhọn phát triển trong giai đoạn 2022-2035. Khi Quy hoạch điện VIII được thông qua, giai đoạn sắp tới sẽ chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hàng loạt dự án điện khí.

Điện gió là điểm nhấn chính trong nhóm năng lượng tái tạo, sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn 2023-2050, đặc biệt là sau năm 2030. Dự kiến điện gió sẽ chiếm khoảng 18% tổng công suất hệ thống trong năm 2030 và tăng lên tỷ trọng cao nhất 29,4% vào 2050. Điện gió sẽ là lĩnh vực hấp dẫn trong đầu tư ngành điện khi có định hướng rõ từ Chính phủ và chi phí đầu tư giảm.

Do đó, những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong việc phát triển và vận hành các dự án năng lượng tái tạo sẽ có lợi thế trong việc đấu thầu nhờ quản lý hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhờ huy động được các nguồn vốn lớn với chi phí rẻ.

Chuyên gia KBSV cho rằng một số doanh nghiệp hàng đầu trong ngành với nhiều tiềm năng có thể kể đến là PC1, REE, GEG, HDG,...

Đối với PC1, chuyên gia phân tích KBSV nhận định đây là cổ phiếu đứng đầu trong việc xây lắp điện, sẽ là doanh nghiệp được hưởng lợi đầu tiên do các hợp đồng xây lắp điện của EVN chủ yếu thông qua doanh nghiệp này, Với định hướng phát triển lưới điện của chính phủ trong tương lai. Điều này sẽ mở ra nhiều hợp đồng cho PC1 và dư địa tăng trưởng của doanh nghiệp này.

Đối với POW, triển vọng của doanh nghiệp này sẽ đến từ  việc xây dựng 2 nhà máy điện khí LNG Nhơn trạch 3 và LNG Nhơn trạch 4 với công suất 1500 MW. Thông tin này sẽ mở ra nhiều dư địa phát triển hơn cho POW khi tiềm năng phát triển điện khí LNG của chính phủ đến năm 2030.

Với GEG là doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào năng lượng tái tạo với định hướng của chính phủ đến năm 2050 và việc phát triển năng lượng tái tạo sẽ là một thông tin tích cực hỗ trợ cho GEG trong trung và dài hạn.

Xem thêm

Nhu cầu tiêu thụ yếu vẫn sẽ “phủ bóng” lên triển vọng phục hồi cổ phiếu thép

Nhu cầu tiêu thụ yếu vẫn sẽ “phủ bóng” lên triển vọng phục hồi cổ phiếu thép

Nhu cầu ảm đạm kéo dài của lĩnh vực xây dựng dân dụng nội địa sẽ tác động đáng kể đối với nhu cầu vật liệu xây dựng trong năm 2023. Do đó, mặc dù giải ngân đầu tư công được kỳ vọng sẽ tăng tốc, chứng khoán VNDirect dự báo tổng nhu cầu thép trong nước sẽ tăng trưởng âm một chữ số.

Có thể bạn quan tâm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...