Cổ phiếu PSH của đại gia xăng dầu Mai Văn Huy lên sàn: Có gì hấp dẫn nhà đầu tư?

Từng vướng vòng lao lý với án tù chung thân, sau khi được ân xá ông Mai Văn Huy đã và đang xây dựng NSH Petro trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Đồng bằng Sông Cửu Long và niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
Cổ phiếu PSH của đại gia xăng dầu Mai Văn Huy lên sàn: Có gì hấp dẫn nhà đầu tư?

Ngày 24/6 tới, cổ phiếu PSH của CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) sẽ được chính thức giao dịch lần đầu trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE). Tổng khối lượng niêm yết là 126,2 triệu cổ phiếu, tương đương vốn điều lệ 1.262 tỷ đồng.

Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 16.000 đồng/cp, tương đương với mức định giá 2.019 tỷ đồng. Với biên độ ±20% trong ngày đầu tiên, giá cổ phiếu sẽ biến động trong khoảng 12.800-19.200 đồng/cp.

Phát triển thần tốc

NSH Petro được thành lập ngày 14/2/2012 với vốn điều lệ ban đầu 60 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh các sản phẩm xăng dầu. Sau 8 năm hoạt động, vốn điều lệ của công ty đã gấp 21 lần; chỉ tính riêng giai đoạn 2017-2019 vốn điều lệ tăng từ 250 tỷ lên 1.262 tỷ đồng.

Phần lớn việc tăng vốn là từ phát hành cổ phiếu thưởng, phát hành cổ phiếu riêng lẻ và chào bán cho cổ đông hiện hữu, giá chào bán đều là 10.000 đồng/cp.

Hiện, NSH Petro đang sở hữu 67 cửa hàng bán lẻ (chỉ đứng sau PVOil); 450 đại lý xăng, chiếm thị phần 28%, vượt xa Petrolimex (5%) tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Danh sách hệ thống bán lẻ của NSH Petro có tổng diện tích đạt 133.178,2 m2, được định giá 429,2 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, năm 2018 NSH Petro đạt doanh thu 10.379 tỷ đồng, tăng trưởng 48% so với năm 2017. Lợi nhuận sau thuế theo đó tăng hơn 42,6% lên mức 162 tỷ đồng. Sang năm 2019, doanh thu giảm 11,8% về 9.151 tỷ đồng; lãi sau thuế giảm 24,1% xuống 122,8 tỷ.

So với chỉ tiêu kinh doanh đề ra, NSH Petro mới chỉ hoàn thành 65,3% chỉ tiêu doanh thu, nhưng đã vượt 30,3% mục tiêu lợi nhuận trong năm qua. Được biết, sang năm 2020, NSH Petro đặt ra mục tiêu kinh đạt 16.000 tỷ đồng doanh thu và 220 tỷ lợi nhuận sau thuế.

Kế hoạch đầu tư, công ty tiếp tục thực hiện dự án Nhà máy nhà máy chế biến Condensate Nam Sông Hậu Tiền Giang” với tổng mức đầu tư 100,5 triệu USD, dự án Nhà máy xăng sinh học 100.000 - 150.000 tấn/năm ở các tỉnh (Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng), đưa vào hoạt động thêm 20 cây xăng bán lẻ giai đoạn 2020-2021…

Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 ngày 15/3 đã thông qua tỷ lệ chỉ trả cổ tức năm 2019 là 10%/mệnh giá, phương thức trả cổ tức bằng tiền mặt tiến hành chi trả cổ tức tháng 6.

Ngoài mảng kinh doanh cốt lõi, NSH Petro cũng đang thực hiện một số dự án bất động sản, du lịch như: Dự án Khu tái định cư xã Vàm Láng (quy mô 3,622 ha – tổng mức đầu tư: 31,9 tỷ); Dự án khu du lịch sinh thái Phong Điền (193,7 tỷ đồng); Công trình khách sạn Hùng Cường (16,5 tỷ);….

Doanh nghiệp gia đình

Theo cơ cấu cổ đông tại thời điểm 21/1/2020, NSH Petro có tổng cộng 425 cổ đông. Trong đó, cổ đông lớn nhất là Chủ tịch HĐQT Mai Văn Huy với sở hữu hơn 84 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 66,7% vốn.

Ông Mai Văn Huy được biết đến là nguyên Giám đốc Công ty Thương mại Dầu Khí Đồng Tháp (Petimex) từng bị tuyên án chung thân (cho 2 tội danh cố ý làm trái và buôn lậu) và 15 năm tù cho tội danh đưa hối lộ. Tuy nhiên sau hơn 9 năm thụ án, ông Huy đã được đặc xá.

Sau đặc xá, ông Huy quay lại với nghề kinh doanh xăng dầu và là 1 trong 5 cổ đông sáng lập của NSH Petro. Cơ cấu cổ đông sáng lập của NSH Petro tại năm 2012 bao gồm: ông Nguyễn Tiến Thắng (50%), Mai Văn Huy (6,67%), Mai Văn Chánh (6,67%), Mai Văn Khương (1,67%) và CTCP Thương mại Hóa dầu Nam Sông Hậu (33,33%). 

Trải qua nhiều lần tăng vốn, ông Huy dần sở hữu nắm quyền chi phối tại doanh nghiệp. Dữ liệu năm 2017 cho thấy ông nắm 86% vốn công ty và đỉnh điểm năm 2018 ông sở hữu tới 96,66% vốn NSH Petro.

Tuy nhiên, vào đợt tăng vốn trước thềm NSH Petro lên sàn, tỷ lệ sở hữu của ông Huy đã giảm xuống hơn 66,65%. Nhiều ý kiến cho rằng, đây chỉ là biện pháp kỹ thuật để phục vụ mục tiêu đại chúng hóa doanh nghiệp và đưa cổ phiếu NSH lên sàn còn thực tế vai trò của ông Huy tại doanh nghiệp vẫn là tuyệt đối.

Bởi lẽ, bên cạnh việc nắm giữ cổ phần chi phối, ông cũng có ít nhất 2 người thân trong ban lãnh đạo là con trai Mai Hữu Phúc (sinh năm 1988) đang là thành viên HĐQT và em trai Mai Văn Thành (sinh năm 1976) đang là Tổng giám đốc.

Đáng chú ý, NSH Petro cũng có rất nhiều các giao dịch tài chính liên quan đến “hệ sinh thái gia đình” của ông Huy. Có thể kể đến như, trong kỳ BCTC quý IV/2019 đã xuất hiện giao dịch tạm ứng 182,2 tỷ), hoàn tạm ứng bằng tài sản 145,3 tỷ đồng và trả lãi vay 2,8 tỷ đồng của ông Mai Văn Huy với NSH Petro.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng tạm ứng cho ông Mai Văn Thành và Mai Văn Chánh (anh em ruột của ông Mai Văn Huy) lần lượt 198,8 triệu và 51,5 triệu đồng. Trong kỳ cũng xuất hiện giao dịch mua hàng hóa với tổng giá trị 294,8 tỷ giữa CTCP Thương mại Chợ Gạo và NSH Petro.

Được biết, NSH Petro đang nắm 27,29% vốn CTCP Thương mại Chợ Gạo, giám đốc/Người đại diện theo pháp luật hiện là ông Lê Văn Viễn.

Xem thêm

Cuối năm, doanh nghiệp chạy đua lên sàn

Cuối năm, doanh nghiệp chạy đua lên sàn

Trong bối cảnh diễn biến thị trường chứng khoán kém khả quan, lượng doanh nghiệp niêm yết kể từ đầu năm đến nay khá ít. Tuy nhiên, trong 2 tháng vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã gấp rút thực hiện hồ sơ lên sàn, chuyển sàn cho kịp năm 2019.
Mạnh tay với doanh nghiệp "chây ỳ" lên sàn

Mạnh tay với doanh nghiệp "chây ỳ" lên sàn

Kể từ đầu năm 2020 tới nay, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành khá nhiều quyết định xử phạt các doanh nghiệp đại chúng chậm trễ đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...