Cổ phiếu SHB bứt phá giữa sóng giảm, vốn hóa cán mốc 2 tỷ USD

Phiên giao dịch ngày 27/3, lực bán vẫn chiếm ưu thế khiến phần lớn cổ phiếu giảm giá, chỉ số VN-Index hạ tiếp hơn 2 điểm, thanh khoản cũng đi xuống…

Diễn biến thị trường chứng khoán phiên 27/3
Diễn biến thị trường chứng khoán phiên 27/3

Thị trường chứng khoán tiếp tục “điệp khúc” rung lắc mạnh ở cuối phiên, với đà bán chiếm ưu thế tuyệt đối. Chỉ số chính VN-Index có phiên giảm điểm thứ 2 liên tiếp, rơi sát về mốc 1.320 điểm.

Kết phiên 27/3, chỉ số chính VN-Index giảm 2,28 điểm, xuống 1.323,81 điểm. Chỉ số HNX-Index giảm 1,79 điểm, xuống 239,54 điểm. Ngược dòng, chỉ số UPCoM-Index tăng 0,11 điểm, lên 98,96 điểm.

Thị trường “cạn” thanh khoản, với tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn chỉ đạt hơn 17.500 tỷ đồng. Riêng trên sàn HOSE, thanh khoản đạt gần 16.000 tỷ đồng, giảm gần 3.000 tỷ đồng so với phiên trước.

Độ rộng thị trường thiên về phe bán khi chứng kiến tới 436 mã giảm, bao gồm 13 mã giảm sàn, trong khi số mã tăng chỉ là 328, trong đó có 14 mã tăng trần. Còn lại, thị trường ghi nhận 845 mã đứng giá.

Nhìn vào biểu đồ thị trường có thể thấy sự trái chiều diễn ra trên hầu hết các nhóm ngành, với sắc đỏ phần nào chiếm ưu thế hơn, đặc biệt là tại các nhóm ngành vốn hóa lớn như bất động sản, ngân hàng, chứng khoán.

Đóng góp nhiều nhất cho thị trường trong phiên này là cổ phiếu FPT. Sau một số phiên đi xuống, hôm nay “ông lớn” ngành công nghệ đã hồi phục, tăng 2,6%, đóng góp gần 1,2 điểm vào chỉ số VN-Index; tiếp đến là SHB với gần 0,5 điểm.

Điều đáng nói, trong bối cảnh hầu hết cổ phiếu ngân hàng giảm giá, cổ phiếu SHB tiếp tục ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ, đưa vốn hóa thị trường vượt mốc 2 tỷ USD. Phiên giao dịch ngày 27/3, SHB là cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhất khi tăng 3,7% lên 12.700 đồng/cổ phiếu, khối lượng giao dịch đạt gần 64 triệu cổ phiếu, trong bối cảnh toàn ngành ngân hàng chỉ có ba mã giữ được sắc xanh. Đà tăng ấn tượng này cho thấy niềm tin của nhà đầu tư vào tiềm năng tăng trưởng và chiến lược phát triển của SHB.

Các mã khác như GVR, MSN, BVH, VND… cũng đóng góp hỗ trợ thị trường.

Trong 10 mã lấy đi nhiều điểm số nhất, nhóm ngân hàng góp mặt tới 6 mã và BID là mã lấy hơn 0,77 điểm, TCB 0,43 điểm, VCB 0,41 điểm và LPB 0,33 điểm. Top 10 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến VN-Index lấy đi tổng cộng 3,2 điểm.

Phần lớn nhóm ngành hiện sắc đỏ, giảm mạnh nhất là nhóm bán dẫn. Đi ngược thị trường là các ngành phần mềm; bảo hiểm; tiện ích; thực phẩm, đồ uống và thuốc lá; đồ gia dụng và cá nhân; dược phẩm-sinh học; vận tải. Trong số trên, nhóm phần mềm tăng 2,51%, còn lại đều tăng dưới 1%.

Trong phiên 27/3, khối ngoại mua vào gần 1.333 tỷ đồng và bán ra gần 1.458 tỷ đồng, qua đó tiếp tục có thêm một phiên bán ròng nữa. Tuy nhiên, quy mô bán ròng hôm nay chỉ hơn 125 tỷ đồng, tiếp tục xu hướng thu hẹp trong những phiên gần đây.

Cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất hôm nay là TPB gần 159 tỷ đồng, bỏ xa các cổ phiếu xếp sau như DBC gần 66 tỷ đồng, PNJ gần 44 tỷ đồng, SAB gần 39 tỷ đồng. Ở chiều mua ròng, SHB dẫn đầu với quy mô hơn 69 tỷ đồng, tiếp đến là VCI gần 57 tỷ đồng, MSN hơn 43 tỷ đồng, GVR hơn 42 tỷ đồng.

Xem thêm

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...

Có thể bạn quan tâm

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...