Cổ phiếu SJC bị đình chỉ giao dịch vì liên tục vi phạm công bố thông tin

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội quyết định chuyển cổ phiếu SJC của Sông Đà 1.01 sang diện bị đình chỉ giao dịch từ ngày 3/6/2024…

Dự án Landmark 51 của Công ty Sông Đà 1.01
Dự án Landmark 51 của Công ty Sông Đà 1.01

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã ra quyết định đình chỉ giao dịch đối với cổ phiếu SJC của Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01. Ngày đưa vào diện đình chỉ giao dịch là ngày 3/6/2024.

HNX cho biết lý do cổ phiếu SJC vào diện đình chỉ giao dịch do doanh nghiệp không có biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc cổ phiếu bị đưa vào diện hạn chế giao dịch theo quy định.

Theo đó, trong vòng 15 ngày kể từ ngày cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch, Sông Đà 1.01 phải gửi văn bản cho HNX giải trình nguyên nhân, đưa ra phương án khắc phục tình trạng bị đình chỉ giao dịch.

Trước đó, cổ phiếu SJC đã từng bị hủy niêm yết trên sàn HNX từ ngày 24/6/2021 do vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm trong 3 năm liên tiếp từ 2018 - 2020.

Đến nay, HNX vẫn duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu SJC do công ty không họp Đại hội đồng cổ đông 2 năm tài chính gần nhất trong thời hạn tối đa kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính theo quy định; là công ty bị huỷ bỏ niêm yết theo quy định.

Cho đến thời điểm hiện tại, Sông Đà 1.01 vẫn chưa công bố báo cáo tài chính năm 2023 và quý 1/2024. Về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022, công ty ghi nhận doanh thu đạt 6,7 tỷ đồng, giảm 85% so với cùng kỳ. Sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp này lỗ ròng gần 5,3 tỷ đồng.

Theo giải trình từ phía Sông Đà 1.01, năm 2022, doanh nghiệp chỉ có hoạt động thuần về doanh thu dịch vụ vận hành nhà chung cư và có doanh thu cho thuê một số tài sản, không có doanh thu hoạt động kinh doanh bất động sản như năm 2021. Do vậy, doanh thu thuần năm 2022 giảm mạnh so với 2021.

Tại ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Sông Đà 1.01 đang dừng ở mức 1.642 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là hàng tồn kho với 1.410 tỷ đồng. Nợ phải trả của doanh nghiệp ở mức 1.548 tỷ đồng, gấp 16 lần vốn chủ sở hữu (94 tỷ đồng).

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch ngày 28/5, thị giá cổ phiếu SJC ở mức 3.900 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của doanh nghiệp trên thị trường đạt khoảng 27 tỷ đồng.

Sông Đà 1.01 là tổ chức có liên quan tới bà Vũ Thị Thúy và ca sĩ Khánh Phương. Được biết, từ tháng 6 đến tháng 10/2022, ca sĩ Khánh Phương đã bắt đầu mua hơn 3 triệu cổ phiếu SJC, tăng tỷ lệ nắm giữ từ 0% lên đến 45,5%. Ngoài ra, ông còn tham gia Hội đồng quản trị của công ty vào cuối năm 2022.

Cùng với đó, Sông Đà 1.01 cũng quyết định bổ nhiệm bà Vũ Thị Thúy – vợ ca sĩ Khánh Phương trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện pháp luật của công ty, mặc dù chỉ nắm giữ vỏn vẹn 22 cổ phiếu SJC. Đáng nói là quyết định này đã được thông qua từ ngày 31/12/2022 nhưng sau 8 tháng, Sông Đà 1.01 mới công bố.

Sau hơn 1 năm gia nhập, hiện nay ông Phương đã không còn sở hữu cổ phiếu nào. Ngoài ra, công ty mà vợ ca sĩ Khánh Phương giữ chức Chủ tịch hội đồng quản trị là Tập đoàn Sông Đà Nhật Nam cũng đã thoái sạch vốn và không còn là cổ đông của Sông Đà 1.01.

Động thái thoái vốn khỏi Sông Đà 1.01 của vợ chồng ca sĩ Khánh Phương diễn ra chỉ ít ngày trước khi bà Vũ Thị Thúy bị Công an thành phố Hà Nội tạm giữ khẩn cấp vào tháng 9/2023 vì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo điều 74 Bộ luật Hình sự.

Quá trình điều tra cho thấy bà Vũ Thị Thúy, người từng có tiền án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đã quảng cáo sai sự thật về các dự án và cam kết trả lãi suất từ 34 - 46% để thu hút người dân đầu tư vào công ty dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Sau đó, bà Thúy sử dụng tiền của người sau để trả lãi cho người trước. Với thủ đoạn trên, Vũ Thị Thúy đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hơn 10.000 cá nhân, với tổng số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...