Cổ phiếu TH1 chính thức bị hủy niêm yết

Hơn 13,5 triệu cổ phiếu TH1 sẽ chính thức bị hủy niêm yết kể từ 20/4. Ngày giao dịch cuối cùng tại HNX là 19/4.
Cổ phiếu TH1 chính thức bị hủy niêm yết

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã ra thông báo về việc hủy niêm yết cổ phiếu TH1 của CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam.

Nguyên nhân của việc hủy niêm yết là do kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây đều thua lỗ liên tiếp và lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp tại ngày 31/12/2017.

"Tính đến hết năm 2017, lỗ lũy kế của TH1 lên tới 276 tỷ đồng so với 135 tỷ đồng vốn điều lệ, thuộc diện bị hủy niêm yết theo quy định của Chính phủ.

Trước đó, ban lãnh đạo TH1 lý giải hoạt động kinh doanh thua lỗ do công ty có những khoản nợ đọng khó đòi trong thời gian dài, khả năng thanh toán các khoản nợ vay đến hạn gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến cho việc huy động vốn để kinh doanh không thuận lợi dẫn đến doanh thu bị giảm sút và không đạt kế hoạch đề ra.

Thêm vào đó, do đặc thù của công ty là hoạt động thương mại không gắn liền với sản xuất, chế biến nên chưa chủ động nguồn hàng cung cấp. Hơn nữa, biến động của thị trường, chính sách cũng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty. Với nguồn lực hạn chế, công ty gần như ngừng kinh doanh xuất khẩu một số mặt hàng do nhu cầu vốn lớn, lợi nhuận thấp và nhiều rủi ro như gạo, hạt điều, sắn lát.

Ban lãnh đạo TH1 nhấn mạnh, lợi nhuận âm hoàn toàn không xuất phát từ hoạt động kinh doanh chính mà do trích lập toàn bộ khoản công nợ khó đòi trong năm qua (175 tỷ đồng) và lãi vay vốn ngân hàng của các khoản nợ chưa có khả năng thanh toán là gần 25 tỷ đồng.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2018, công ty đặt mục tiêu năm 2018 đạt 368,84 tỷ đồng tổng doanh thu; lợi nhuận sau thuế ước đạt 11,58 tỷ đồng. Định hướng hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động cốt lõi; trước mắt duy trì mặt hàng chủ lực là hồ tiêu.

Cũng tại đại hội, công ty tiếp tục bầu ông Trần Anh Vương được giữ chức Chủ tịch HĐQT cho thời gian còn lại nhiệm kỳ 2016-2021.

Không chỉ TH1 chìm vào thua lỗ, một công ty khác do ông Trần Anh Vương lãnh đạo cũng đang chung cảnh ngộ là CTCP Đầu tư BVG (mã: BVG).

Đối với BVG, trước khi đổi tên thành CTCP Đầu tư BVG vào năm 2016, vốn là CTCP Thép Bắc Việt sở hữu nhãn hiệu thép DAMSAN. Với cơ cấu tài chính mất cân đối do sử dụng vốn vay lớn để đầu tư trong khi ngành thép rơi vào giai đoạn khó, Bắc Việt đã thua lỗ liên tục, không có tiền trả nợ cho ngân hàng và cổ phiếu lao dốc không phanh.

Báo cáo tài chính cho thấy, BVG đã có lịch sử 5 năm lỗ liên tục, tính đến cuối năm 2016 – năm mà công ty cho rằng đã hoàn tất quá trình tái cơ cấu sang lĩnh vực sản xuất cơ khí (khung nhà bằng thép), xây dựng và lập dự án đầu tư, tư vấn đầu tư và dịch vụ tài chính… thì BVG vẫn lỗ lũy kế hơn 56 tỷ đồng – chiếm hơn một nửa vốn điều lệ (97,5 tỷ đồng).

>> Cổ phiếu công ty bầu Đức có nguy cơ bị hủy niêm yết

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...