Cổ phiếu thép chao đảo trước tin Mỹ tái áp thuế

Chính sách thuế mới của ông Trump khiến cổ phiếu thép Việt Nam lao dốc, nhiều mã lớn chìm trong sắc đỏ ngay đầu phiên sáng ngày 10/2.

thep.jpg

Hôm nay (ngày 10/2, theo giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump công bố quyết định áp thuế 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ. Động thái này được đánh giá sẽ có tác động mạnh đến ngành thép toàn cầu, trong đó bao gồm cả Việt Nam.

Không chỉ dừng lại ở việc áp thuế nhập khẩu, trong vòng hai ngày tới (ngày 11 hoặc 12/2), Tổng thống Mỹ dự kiến công bố mức thuế quan "có đi có lại" đối với các quốc gia đang áp thuế lên hàng hóa Mỹ. Điều này có nghĩa là Mỹ sẽ áp mức thuế tương tự với những nước đánh thuế lên hàng xuất khẩu của họ. "Rất đơn giản, nếu họ tính thuế chúng tôi, chúng tôi sẽ tính thuế với họ", ông Trump khẳng định.

Trong nhiệm kỳ đầu, chính quyền Trump từng áp thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm, nhưng sau đó đã cấp hạn ngạch miễn thuế cho một số quốc gia, bao gồm Canada, Mexico, Brazil và sau này là Anh, Nhật Bản, EU dưới thời chính quyền Joe Biden.

CỔ PHIẾU NGÀNH THÉP LAO DỐC

Ngay sau thông tin về chính sách thuế mới của ông Trump, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến phản ứng tiêu cực từ nhóm cổ phiếu ngành thép. Hàng loạt mã cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn mở phiên sáng đầu tuần (ngày 10/2) chìm trong sắc đỏ.

Dẫn đầu đà giảm là cổ phiếu HPG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, giảm 2,25% xuống còn 26.050 đồng/cổ phiếu, với hơn 26 triệu đơn vị được giao dịch. HSG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen cũng không tránh khỏi áp lực bán tháo khi giảm 3,39% về 17.100 đồng/cổ phiếu, với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 8 triệu đơn vị.

Tương tự, cổ phiếu NKG của Công ty Cổ phần Thép Nam Kim cũng chịu ảnh hưởng khi giảm 2,86%, chốt phiên ở mức 13.600 đồng/cổ phiếu, với 5,8 triệu đơn vị được giao dịch. Trong khi đó, mã TVN của Tổng Công ty Thép Việt Nam giảm 4,49%, xuống còn 8.500 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, VGS của Công ty Cổ phần Ống thép Việt - Đức mất 1,17%, giao dịch ở mức 27.800 đồng/cổ phiếu. Mã HMC của Công ty Cổ phần Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh cũng không tránh khỏi áp lực bán, giảm 1,28%, xuống còn 11.600 đồng/cổ phiếu.

SMC dẫn đầu đà giảm ngay sau tin Mỹ áp thuế 25% lên mặt hàng thép

SMC dẫn đầu đà giảm ngay sau tin Mỹ áp thuế 25% lên mặt hàng thép

Đáng chú ý, cổ phiếu bị giảm mạnh nhất trong nhóm ngành là mã HMC của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC giảm tới 6,80%, chỉ còn 5.760 đồng/cổ phiếu, với 2,8 triệu đơn vị được khớp lệnh.

CĂNG MÌNH CHỐNG BÃO

Cơn bão bảo hộ thương mại từ Mỹ đang thổi tới, đe dọa làm chao đảo ngành thép Việt Nam. Khi chính quyền Washington cân nhắc áp thuế nhập khẩu mới, đặc biệt trong trường hợp ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng với chính sách cứng rắn hơn, các doanh nghiệp thép Việt Nam đối diện với một bài toán không hề dễ giải: Làm sao để giữ vững thị phần trong bối cảnh chi phí gia tăng và cạnh tranh khốc liệt?

Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong năm 2024, Mỹ là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại sắt thép của Việt Nam, chiếm 13,2% trong tổng lượng và chiếm 14,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước, đạt 1,67 triệu tấn.

t1-tuxl.png
Xuất khẩu sắt thép năm 2024 (tính toán theo số liệu công bố ngày 10/1/2025 của Tổng cục Hải quan)

Nhìn chung, Mỹ là thị trường xuất khẩu trọng điểm, nên ngành thép Việt Nam đối mặt nhiều thách thức khi nước này áp thuế nhập khẩu. Theo các chuyên gia, thuế suất cao sẽ khiến thép Việt mất đi lợi thế cạnh tranh. Nếu giá thành tăng cao, khách hàng Mỹ có thể chuyển hướng sang các nguồn cung khác, đặc biệt từ Mexico hoặc các nước có thỏa thuận thương mại ưu đãi với Mỹ.

"Việt Nam có thể hưởng lợi từ xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng 'Trung Quốc +1', nhưng cũng sẽ chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt về giá nếu hàng hóa bị đội chi phí do thuế nhập khẩu", báo cáo từ Mirae Asset nhận định.

Còn theo Công ty Chứng khoán SSI, các doanh nghiệp thép Việt Nam đã có một năm 2024 phục hồi mạnh mẽ, tuy nhiên, nếu Mỹ siết chặt thuế nhập khẩu, bức tranh có thể không còn tươi sáng. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chịu áp lực về giá bán và chi phí vận chuyển. Về dài hạn, rủi ro mất thị phần tại Mỹ là hiện hữu nếu Việt Nam không thể cạnh tranh về giá với các nhà cung cấp khác.

Do đó, một số doanh nghiệp đã bắt đầu tính toán phương án đối phó. Chiến lược chuyển hướng sang thị trường khác như ASEAN, EU hay Ấn Độ đang được đặt lên bàn cân. Đồng thời, việc gia tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất thép chất lượng cao cũng là cách để doanh nghiệp duy trì sức cạnh tranh.

Chưa kể, cho dù thị trường xuất khẩu có thể gặp khó khăn, nhưng thị trường nội địa vẫn là điểm tựa vững chắc cho ngành thép Việt Nam. Dự báo năm 2025, nhu cầu thép trong nước sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ.

Cụ thể, bất động sản khởi sắc do số lượng căn hộ mở bán tại Hà Nội và TP.HCM tăng gấp đôi trong năm 2024, hứa hẹn tạo cú hích mạnh mẽ cho ngành xây dựng.

Ngành đầu tư công tăng tốc với các dự án hạ tầng lớn dự kiến sẽ đẩy nhanh tiến độ, tạo nhu cầu lớn cho thép xây dựng. Cùng với chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ tiếp tục kích thích tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy ngành thép.

Với những biến động đó, SSI cho rằng, các nhà đầu tư vẫn cần theo dõi sát sao các biến số như giá thép cũng như các chính sách thúc đẩy kinh tế, chính sách bảo hộ của Việt Nam cũng như các thị trường lớn trên thế giới trong thời gian tới để có sự đánh giá và chuẩn bị tốt nhất.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Cổ phiếu dệt may tiếp tục toả sáng

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày hôm nay (27/5) tiếp tục ghi nhận sắc xanh lan rộng ở nhóm cổ phiếu dệt may. Sự khởi sắc này không chỉ là sự tiếp nối của diễn biến tích cực từ phiên trước đó, mà còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi tín hiệu đầy bất ngờ từ Tổng thống Mỹ Donald Trump...

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Tôn Đông Á tái khởi động kế hoạch lên sàn HOSE, mạnh tay chia cổ tức và huy động vốn

Sau khi lỡ hẹn với sàn HOSE vì khoản lỗ bất ngờ năm 2022, Tôn Đông Á đang khởi động lại lộ trình chuyển sàn và mở rộng quy mô vốn. Không chỉ điều chỉnh kế hoạch cổ tức theo hướng “hào phóng” hơn, doanh nghiệp còn lên hàng loạt phương án tăng vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu và ESOP...

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

HOSE liệt kê 67 cổ phiếu bị “treo” margin

Trên thị trường chứng khoán có tới 67 mã đang bị “treo” margin tính đến ngày 23/5/2025. Những lý do phổ biến trải rộng từ lỗ lũy kế, kiểm toán từ chối báo cáo tài chính, chậm công bố thông tin đến việc nằm trong diện cảnh báo, kiểm soát hay thậm chí vi phạm pháp luật...

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Một công ty khai thác cảng bị xử phạt hơn 327 triệu đồng

Mặc dù đang ngập trong thua lỗ với khoản lỗ sau thuế kỷ lục lên tới 122,6 tỷ đồng chỉ trong quý 1/2025 và lỗ lũy kế vượt 150 tỷ đồng, Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An vẫn tiếp tục gây chú ý khi bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính tổng cộng hơn 327 triệu đồng...

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Uỷ ban Chứng khoán “rút lại” hai quyết định quan trọng với APG

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thu hồi hai quyết định quan trọng từng cấp phép cho Công ty Cổ phần Chứng khoán APG. Động thái này diễn ra trong bối cảnh APG liên tục biến động về cơ cấu cổ đông, chịu án phạt vi phạm hành chính và đối mặt với nhiều thách thức kinh doanh...

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

VPBank: Cú hích từ G-Dragon và tham vọng tỷ đô

Chỉ trong chưa đầy hai tuần kể từ khi VPBank công bố mời nhóm nhạc Hàn Quốc G-Dragon và nữ ca sĩ CL, cựu trưởng nhóm 2NE1 đến Việt Nam biểu diễn, giá cổ phiếu ngân hàng này đã bật tăng mạnh, kéo vốn hóa thị trường vọt thêm hơn 7.000 tỷ đồng...

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...