Con đường tăng vốn thần tốc của Nông sản FAM – đơn vị sẽ sáp nhập vào FLC

Trước ngày 13/10/2017, CTCP Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nông sản Fam có vốn điều lệ 100 tỷ đồng đã tăng thần tốc lên mức 1.600 tỷ đồng kể từ ngày 19/10/2017.
Con đường tăng vốn thần tốc của Nông sản FAM – đơn vị sẽ sáp nhập vào FLC

ĐHĐCĐ bất thường của CTCP Tập đoàn FLC (mã: FLC) sáng 23/10 vừa thông qua việc sáp nhập CTCP Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nông sản Fam theo hình thức hoán đổi cổ phần.

Theo đó, 149.5 triệu cổ phần FLC sẽ được phát hành cho Nông sản Fam để hoán đổi với tỷ lệ dự kiến là 1:1.07 (1 cổ phần FLC sẽ hoán đổi 1,07 cổ phần Công ty Fam). Tổng giá trị của đợt phát hành tính theo mệnh giá tương ứng là 1.495 tỷ đồng. Sau khi hoán đổi, Công ty Fam sẽ trở thành công ty do FLC nắm giữ 100% vốn.

Được biết, Nông sản Fam thành lập đầu năm 2008, có trụ sở tại Vĩnh Phúc.

Trước ngày 13/10/2017, vốn điều lệ của Nông sản Fam ở mức 100 tỷ đồng. Đến ngày 13/10/2017, mức vốn này đã tăng lên 500 tỷ đồng. Mức tăng vốn của Nông sản Fam còn "thần tốc" hơn chỉ sau một tuần đã vọt lên mức 1.600 tỷ đồng kể từ ngày 19/10/2017.

Ngoài ra, đại diện pháp luật của Nông sản Fam là bà Phạm Thị Hải Ninh đồng thời cũng là Thành viên Ban kiểm soát của FLC.

Giải thích về quyết định sáp nhập Nông sản Fam, ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch FLC cho biết hoạt động này nằm trong hướng đi chiến lược của FLC nhằm hỗ trợ cho các hoạt động khác của Tập đoàn, "chúng tôi sẽ triển khai đồng loạt nhiều các dự án nông sản có quy mô lớn tại các khu quần thể của FLC, bổ sung thêm nhiều quỹ đất dành riêng cho mảng nông sản. Việc sáp nhập sẽ tận dụng những dự án, những lợi thế và tiềm lực sẵn có của Fam giúp Tập đoàn phát triển".

Tính đến cuối ngày 23/10, giá cổ phiếu FLC ở quanh mức 7.000 đồng/cp.

Theo Uyên Minh/ FILI

>> ĐHCĐ bất thường FLC: Ẩn số sáp nhập FAM có vốn điều lệ 1.600 tỷ đồng?

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...