Công bố Bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam

Mới đây, Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đã chính thức công bố Bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam, với 5 điểm bắt buộc và 19 tiêu chí đánh giá. Đây là căn cứ để xét công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam".

Theo ông Hồ Anh Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (VNABC), Bộ tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam là bộ chuẩn mực đầu tiên về văn hóa kinh doanh được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện, các bộ, ngành tham gia. Quá trình xây dựng đã nhận được sự đóng góp trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của các bộ, ngành, nhà khoa học, chuyên gia, các doanh nghiệp.

Bộ tiêu chí gồm có 2 phần với 5 điều kiện bắt buộc, 19 tiêu chí cụ thể và 51 chỉ số đánh giá, đo lường. Trong mỗi nhóm tiêu chí có các tiêu chí cụ thể và các chỉ số đánh giá, đo lường kèm theo. Trong đó có nhấn mạnh tới các yêu cầu như: 1. Không buôn lậu, không trốn thuế; 2. Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, sản phẩm độc hại; 3. Không nợ lương và bảo hiểm xã hội của người lao động; 4. Không lừa đảo, lợi dụng hoặc làm hại các tổ chức, cá nhân khác; 5. Không vi phạm pháp luật.

Doanh nghiệp phải vượt qua các điều kiện này mới được xét tiếp ở vòng sau với những đánh giá về lãnh đạo doanh nghiệp phát triển bền vững; xây dựng và thực thi văn hóa doanh nghiệp; thượng tôn pháp luật; đạo đức kinh doanh; trách nhiệm xã hội.

Phần 2 là các tiêu chí đánh giá được chia thành 5 nhóm: Lãnh đạo doanh nghiệp phát triển bền vững, Xây dựng và thực thi văn hóa doanh nghiệp, Thượng tôn pháp luật, Đạo đức kinh doanh, Trách nhiệm xã hội. Trong đó nhóm “Trách nhiệm” xã hội đưa ra nhiều tiêu chí về chuẩn mực quản lý môi trường, tham gia vào tiến trình xây dựng chính sách của Nhà nước, đóng góp từ thiện, hỗ trợ phát triển cộng đồng cũng như có chính sách ưu tiên sử dụng nhân sự, nguyên liệu, sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam.

Lãnh đạo Hiệp hội Phát triển văn hóa kinh doanh Việt Nam cũng giới thiệu quy chế xét công nhận “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam”. Đây là hình thức tôn vinh và biểu dương các doanh nghiệp đã thực thi tốt văn hóa kinh doanh, đáp ứng các chuẩn mực, tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam, có thành tích xuất sắc hưởng ứng Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Theo đó, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam” sẽ được “chấm điểm” theo những tiêu chí đánh giá khách quan, chặt chẽ, minh bạch. Thang điểm cũng sẽ thay đổi theo từng năm, với những chủ đề từng năm mà Hiệp hội Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam đưa ra.

Trong khuôn khổ sự kiện, đại diện VNABC cũng đã giới thiệu đề án Tổ chức Diễn đàn thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp”. Diễn đàn diễn ra với mục tiêu tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối trao đổi giữa các đơn vị quản lý với cộng đồng doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý về văn hoá và văn hoá kinh doanh, góp phần khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn hoá kinh doanh trong phát triển bền vững kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế.

Diễn đàn năm nay dự kiến diễn ra vào tuần thứ 2 của tháng 11, nhân Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam 10/11, với các hoạt động: Diễn đàn với chủ đề “Tiếp biến văn hóa - Nền tảng hồi phục và phát triển bền vững kinh tế”, lễ tôn vinh và trao chứng nhận Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam, sơ kết 5 năm triển khai cuộc vận động Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...

Các đại biểu thảo luận tại diễn đàn

Thời điểm bản lề để Việt Nam “chuyển mình” sang quốc gia sản xuất công nghệ cao

Nhận định này được đa số các đại biểu đưa ra tại Diễn đàn Công nghiệp sản xuất M-TALKS 2025 diễn ra ngày 2/7, tại Hà Nội trong bối cảnh địa chính trị và công nghệ toàn cầu biến động, Việt Nam đang từng bước chuyển mình từ “công xưởng sản xuất” trở thành trung tâm sáng tạo công nghệ cao của khu vực..