Công bố chương trình “Ươm tạo doanh nghiệp và giải pháp sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu”

Sáng nay (10/8), lễ công bố chương trình Ươm tạo doanh nghiệp và giải pháp sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu (S-HERB CSK) đã được diễn ra tại ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQG Hà Nội). 

Công bố chương trình “Ươm tạo doanh nghiệp và giải pháp sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu”

Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 50 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp/hiệp hội doanh nghiệp, các trường đại học, viện nghiên cứu trên toàn thành phố Hà Nội.

Đại diện ban tổ chức cho biết, Việt Nam là quốc gia có nguồn thảo dược thiên nhiên phong phú và giàu có với hơn 5.000 loài cây thuốc đã được dùng trong y học cổ truyền, y học dân gian từ hàng nghìn năm. Thị trường dành cho các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đang phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng, tuy nhiên lại chưa có được điều kiện thuận lợi để phát triển tương xứng với tiềm năng nguồn tài nguyên giàu có này.

Nhằm hỗ trợ đưa các kết quả nghiên cứu, sản phẩm khoa học công nghệ từ thảo dược của các nhà khoa học ra thị trường, chuyển hoá tài sản tri thức, trí tuệ thành các giá trị thực tiễn, hữu ích phục vụ cho cộng đồng và xã hội, Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp - Đại học Quốc gia Hà Nội hợp tác cùng Công ty cổ phần KisStartup triển khai Chương trình “Ươm tạo doanh nghiệp và giải pháp sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu (S-Herb CSK)”.

Tại hội nghị khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH, CN&ĐMST) thường niên năm 2023, Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân nhấn mạnh, năm 2023 được ĐHQGHN xác định là năm đột phá về hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN). Bên cạnh những chính sách về KH&CN đã ban hành và triển khai trong thời gian qua, ĐHQGHN tập trung phát triển các nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao và thương mại hóa sản phẩm KH&CN, tháo gỡ vướng mắc về việc thành lập doanh nghiệp KH&CN.

Với định hướng trên, mô hình vườn ươm các giải pháp đổi mới sáng tạo về dược liệu (S-Herb) ra đời, hướng tới mục tiêu: gia tăng giá trị của các sản phẩm dựa trên thảo mộc, thảo dược, dược liệu, gia vị hiện có, thương mại hóa các công nghệ liên quan, phát triển vùng trồng dược liệu đạt chuẩn, góp phần bảo tồn và phát triển các loại thảo dược, dược liệu quý hiếm của Việt Nam.

Các dự án tham gia chương trình S-Herb sẽ được tiếp cận với các chương trình tài trợ, giải thưởng của các tập đoàn lớn như Mitsui Chemicals, kết nối, xúc tiến xuất khẩu công nghệ tạo tác động tại thị trường quốc tế như Cannada, Úc, Nga, Đông Nam Á, Hàn Quốc, Nhật Bản... Trên cơ sở đó, ban tổ chức kỳ vọng hướng tới tạo ra bước đột phá mới, kết nối chặt chẽ giữa nghiên cứu và thương mại hóa thông qua mở rộng hợp mạng lưới nhà đầu tư và tập đoàn trong và ngoài nước.

Theo PGS.TS. Trương Ngọc Kiểm - Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp ĐHQGHN, đây là chương trình ươm tạo doanh nghiệp đầu tiên được xây dựng bài bản dựa trên thế mạnh nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội về hóa học, sinh học, dược liệu. Chương trình cũng là tiền đề để ban tổ chức tiếp tục xây dựng, triển khai ươm tạo trong nhiều lĩnh vực khác trong các mùa tiếp theo. Từ đó tạo ra những doanh nghiệp khởi nguồn chất lượng, có hiệu quả, góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong các trường đại học nói riêng và quốc gia nói chung.

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm phân tích các động lực tăng trưởng trong năm 2025

Cơ sở để hiện thực hóa mục tiêu GDP 8%

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng năm 2025 phải thực hiện kích cầu tiêu dùng trong nước, đây là nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ Việt Nam thực hiện mà rất nhiều nước trên thế giới cũng triển khai...

Quỹ đầu tư 22.000 tỷ đồng "đặt cược" lớn vào MIG: Kỳ vọng tăng trưởng thị trường bảo hiểm

Quỹ đầu tư 22.000 tỷ đồng "đặt cược" lớn vào MIG: Kỳ vọng tăng trưởng thị trường bảo hiểm

Quỹ đầu tư Pyn Elite Fund, một trong những quỹ ngoại hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng tài sản quản lý lên đến 815 triệu EUR (khoảng 22.000 tỷ đồng), vừa thông báo kế hoạch mua thêm gần 2,6 triệu cổ phiếu MIG của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC).