Thêm 280ha trồng 17 loại cây dược liệu quý ở Sa Pa

Trồng cây dược liệu là hướng mở ra cơ hội đem lại thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó, Sa Pa dành 280ha đất trồng 17 loại cây dược liệu quý...

Vườn cây dược liệu quý
Vườn cây dược liệu quý

Trong quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Lào Cai là 1 trong 8 vùng trồng dược liệu có thế mạnh của Việt Nam.

Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng xác định đưa cây dược liệu quý trở thành một trong 5 loại cây chủ lực trong phát triển nông nghiệp địa phương.

1 sua.jpg
Vùng trồng dược liệu của người dân tại Lào Cai

Thời gian qua, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đã phối hợp với thị xã Sa Pa (Lào Cai) và các đơn vị nghiên cứu, khảo sát, đánh giá, xây dựng phương án phát triển vùng trồng dược liệu quý tại thị xã Sa Pa. Theo đó, Sa Pa sẽ dành 280 ha đất tại 8 khu vực để trồng 17 loại cây dược liệu quý.

17 loại cây dược liệu quý gồm atiso, bách bộ, đảng sâm Việt Nam, đương quy Nhật Bản, giảo cổ lam, hà thủ ô đỏ, chè dây, chùa dù, lá khôi, lan kim tuyến, ngải cứu rừng, bảy lá một hoa, quế, sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu), tam thất hoang, tía tô, xuyên khung.

Các khu vực tại thị xã Sa Pa dự kiến sẽ được triển khai trồng bao gồm phường Hàm Rồng và các xã: Liên Minh, Tả Van, Ngũ Chỉ Sơn, Tả Phìn, Mường Bo, Thanh Bình, Trung Chải.

Đây là những loại cây dược liệu quý có giá trị y tế, kinh tế cao thuộc danh mục được ban hành tại Quyết định 3657/QĐ-BYT ngày 20/8/2019 của Bộ Y tế. Cũng như các loài đặc hữu quý hiếm thuộc danh mục được ban hành tại Thông tư 16/2022/TT-BYT ngày 30/12/2022 của Bộ Y tế.

Ngoài ra, thị xã Sa Pa cũng lựa chọn và xây dựng mô hình khu sơ chế, chế biến dược liệu đặt tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc thôn Cửa Cải, xã Ngũ Chỉ Sơn với diện tích gần 7,4ha.

Bởi nơi đây có điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng cũng như khí hậu rất phù hợp để phát triển các loại cây dược liệu, có tiềm năng mang lại việc làm và thu nhập ổn định cho người dân.

Không chỉ riêng tại Lào Cai mà Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang được định hướng thành vùng trồng dược liệu có quy mô lớn.

Hiện nay, các địa phương nâng cấp và xây dựng các cơ sở hạ tầng và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dược liệu liên kết với các hợp tác xã trong việc trồng, sản xuất, phát triển cây dược liệu quý. Đồng thời phù hợp với điều kiện sinh trưởng phát triển tại địa phương, cho năng suất và chất lượng cao.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...