Công nghệ 6G sẽ được thương mại hóa toàn cầu vào năm 2030

Công nghệ truyền thông di động thế hệ thứ 6 (6G) sẽ được thương mại hóa toàn cầu vào năm 2030 và sẽ tích hợp với máy tính tiên tiến, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo (AI) và chuỗi khối (blockchain).
Công nghệ 6G sẽ được thương mại hóa toàn cầu vào năm 2030

Thông tin này được đưa ra trong Sách Trắng công bố mới đây do nhóm Xúc tiến IMT-2030 (6G), thành lập tháng 6/2019 theo yêu cầu của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc.

Theo đó, mạng 6G sẽ hiện thực hóa việc tích hợp sâu rộng của thế giới vật lý thực và thế giới kỹ thuật số ảo, đồng thời xây dựng một thế giới mới của "kết nối thông minh mọi thứ và kỹ thuật số".

Sách Trắng cũng cho biết, tổ chức quốc tế về công nghệ viễn thông 3GPP dự kiến sẽ bắt đầu nghiên cứu và phát triển tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế cho mạng 6G vào khoảng năm 2025 trước khi dự kiến thương mại hóa vào khoảng năm 2030.

Được biết, Trung Quốc đã cấp giấy phép sử dụng thương mại mạng 5G và bắt đầu nghiên cứu, phát triển công nghệ 6G từ năm 2019. Công nghệ 5G được thiết kế để tăng tốc độ và khả năng phản hồi nhanh chóng của mạng không dây, giúp tốc độ tải xuống nhanh hơn, truyền phát dữ liệu mượt mà hơn và nhiều hơn thế nữa. 5G không chỉ giúp người dùng cải thiện về tốc độ mà nó còn mở ra những ứng dụng hoàn mới. 5G cũng được dự báo là sẽ gây ra một cuộc cách mạng lớn trong những năm tiếp theo.

Sự xuất hiện của mạng 5G hứa hẹn mang lại rất nhiều tiện ích và ứng dụng rộng rãi trong tương lai.

5G có thể là chìa khóa để biến những chiếc xe tự lái trở nên phổ biến hơn. Để chúng hoạt động hiệu quả nhất, chúng cần có khả năng nhanh chóng gửi và nhận dữ liệu đến và đi từ những chiếc xe khác, hệ thống đường chỉ dẫn và hơn thế nữa. Những điều này đòi hỏi một tốc độ mạng nhanh, độ trễ thấp, nhiều băng thông và độ tin cậy cao.

Một điều mà tốc độ và băng thông của 5G thực sự có thể giúp ích là Internet of Things (IoT). Với tất cả mọi thiết bị, từ máy điều hòa nhiệt độ thông minh đến đèn thông minh xuất hiện trong nhà, 5G cung cấp khả năng cần thiết để kết nối mọi thứ dễ dàng.

Xem thêm

Huawei nỗ lực trong việc mang lại 5G xanh

Huawei nỗ lực trong việc mang lại 5G xanh

Ngày 22/10, tại Hội nghị và Triển lãm Thế giới, ông Mohamed Madkour - Phó chủ tịch phụ trách Kinh doanh giải pháp và tiếp thị lõi không dây & đám mây toàn cầu tại Huawei đã chia sẻ về nỗ lực của Huawei trong việc mang lại 5G xanh và 5G tốt hơn.
Ryan Ding:5G thắp sáng tương lai

Ryan Ding:5G thắp sáng tương lai

Ngày 18/2, tại cuộc họp báo trước thềm Hội nghị Di động Thế giới MWC Thượng Hải 2021, Ryan Ding, Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch Nhóm kinh doanh nhà mạng của Huawei đã có bài phát biểu quan trọng "5G thắp sáng tương lai".

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...