Tính đến sáng 16/7 theo giờ Việt Nam, Bitcoin – đồng tiền mã hóa có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới giảm 0,86% trong 24 giờ về mốc 117.300 USD. Các đồng altcoin có xu thế ổn định hơn so với Bitcoin. Với Ethereum tăng 5,53% giao dịch với giá 3.118 USD. Trong khi đó, XRP và Solana tăng đồng loạt 1,48% và 0,9%, còn Cardano tăng 2,69%.
Ở nhóm memecoin cũng đều có xu hướng tăng của đa phần thị trường tiền mã hóa, Dogecoin và đồng Shiba Inu tăng lần lượt 3,34% và 5%
Tổng vốn hóa thị trường tiền mã hóa toàn cầu hiện đạt khoảng 3.7 tỷ USD, với khối lượng giao dịch trong 24 giờ qua đạt 202,1 triệu USD.

Giá Bitcoin ở thời điểm hiện tại đã trải qua mức tăng đột biến, lên 118.400 USD vào đầu tuần. Động thái này diễn ra sau khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Hoa Kỳ được công bố, cho thấy lạm phát tăng tháng thứ hai liên tiếp. CPI toàn phần đạt 2,7% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ tháng 2, phù hợp với kỳ vọng và cao hơn mức 2,4% của tháng 5.
Trong khi đó, CPI cốt lõi tăng nhẹ lên 2,9% so với cùng kỳ năm trước, dù thấp hơn một chút so với dự báo 3%. Tính theo tháng, CPI chung tăng 0,3%, mức tăng mạnh nhất trong năm tháng, và lạm phát cốt lõi tăng 0,2%. Dữ liệu cho thấy lạm phát vẫn ở mức cao, đặc biệt trong các lĩnh vực như thực phẩm và vận tải, trong khi giá nhà ở chỉ giảm nhẹ. Phản ứng của thị trường khá thận trọng, với Chỉ số USD (DXY) tăng mạnh lên 98,5, đạt mức tăng 2,1% trong tháng 7.
Triển vọng ngắn hạn của Bitcoin đang đối mặt với nhiều quan điểm trái chiều. Theo các chuyên gia từ CME FedWatch, thị trường hợp đồng tương lai vẫn đang nghiêng về khả năng 54,3% cho một đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Khả năng này có thể được củng cố thêm từ dữ liệu Chỉ số giá sản xuất (PPI) sẽ công bố trong tuần này.
Nếu PPI yếu hơn dự kiến, Bitcoin có thể giành lại đà tăng và vượt mốc 120.000 USD. Ngược lại, chỉ số PPI nóng hơn có thể khiến Bitcoin giảm trở lại, dao động giữa mức 115.000 USD và 110.000 USD.
Mặc dù sự bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn còn hiện hữu, Bitcoin vẫn đang duy trì trong một xu hướng tăng rộng hơn. Tuy nhiên, dữ liệu kinh tế quan trọng của tuần này sẽ là yếu tố quyết định liệu động thái tiếp theo của Bitcoin là một đợt đột phá hay một sự điều chỉnh.
Bitcoin đang đối diện với sự thờ ơ của các nhà đầu tư lẻ, Trưởng phòng nghiên cứu của Bitwise, André Dragosch chỉ ra rằng, việc thiếu sự quan tâm tìm kiếm trên Google đối với thuật ngữ "Bitcoin" có thể cho thấy sự thiếu quan tâm của các nhà đầu tư bán lẻ.
Dragosch cho biết: “Bitcoin đang đạt mức cao kỷ lục mới, nhưng thị trường bán lẻ gần như không thấy đâu”.
Một diễn biến khác, Abacus Market - chợ đen hoạt động bằng Bitcoin lớn nhất phương Tây, đã đột ngột ngừng hoạt động trong một vụ lừa đảo "rút tiền" trắng trợn. Trang web và toàn bộ cơ sở hạ tầng của sàn giao dịch này, bao gồm cả máy chủ ảo clearnet, đều không thể truy cập được.
Theo báo cáo của TRM Labs, sự biến mất này khiến họ tin rằng “các nhà điều hành có thể đã thực hiện một vụ lừa đảo rút tiền, đóng cửa hoạt động và biến mất cùng với tiền của người dùng”.
TRM Labs nhận định, việc đóng cửa có thể là do sự chú ý từ các cơ quan thực thi pháp luật. Abacus Market đã đạt kỷ lục về lưu lượng truy cập và giao dịch hàng tháng sau khi Archetyp Market, một trong những chợ đen hoạt động lâu nhất, bị đóng cửa vào giữa tháng 6.
Vào cuối tháng 6, người dùng bắt đầu báo cáo các vấn đề về rút tiền. Tuy nhiên, quản trị viên Abacus với biệt danh “Vito” đã trấn an người dùng rằng đây chỉ là do lượng người dùng mới tăng lên và một cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS). TRM Labs khẳng định: “Hành vi này phù hợp với các mô hình lừa đảo đã biết trên các thị trường khác”.