Công nghệ CMC (CMG) sắp phát hành 41 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2021

Tập đoàn công nghệ CMC dự kiến phát hành gần 14,2 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 theo tỷ lệ 13% và phát hành thêm 26,8 triệu cổ phiếu để thưởng cho cổ đông tỷ lệ 24,62%.
Công nghệ CMC (CMG) sắp phát hành 41 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2021

HĐQT Tập đoàn công nghệ CMC (HoSE: CMG) vừa thông qua việc phát hành 41 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 và thưởng cổ phiếu.

Cụ thể, CMC dự kiến phát hành gần 14,2 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 theo tỷ lệ 13%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 13 cổ phiếu mới.

Nguồn vốn thực hiện từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên BCTC công ty mẹ kiểm toán 2021 là 147,3 tỷ đồng. Số tiền giữ lại sẽ được công ty sử dụng để tái đầu tư vào các dự án bao gồm: trung tâm dữ liệu Hà Nội, Sài Gòn. Ngoài ra đơn vị cũng đầu tư thêm hạ tầng viễn thông và các dự án mới theo chiến lược đề ra.

Bên cạnh đó, công ty cũng dự kiến phát hành thêm 26,8 triệu cổ phiếu để thưởng cho cổ đông tỷ lệ 24,62%. Nguồn vốn phát hành từ thặng dư vốn cổ phần trên BCTC kiểm toán 2021.

Tổng giá trị theo mệnh giá sau hai đợt phát hành là 410 tỷ đồng, qua đó nâng vốn điều lệ của công ty lên gần 1.500 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, năm tài chính 2021 được xem là một năm thành công của CMC trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã mang tới nhiều khó khăn, thách thức.

Cụ thể, doanh thu hợp nhất của CMC đạt 6.909 tỷ đồng, tăng trưởng 22% so với cùng kỳ; thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao (EBITDA) đạt hơn 700 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế đạt 432 tỷ đồng, tăng trưởng 29% cùng kỳ và đạt 113% kế hoạch.

Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, Chủ tịch HĐQT CMC Nguyễn Trung Chính cho biết vào ngày 26/7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã chính thức ký quyết định chấp thuận trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu đổi tên thành trường Đại học CMC (CMC University).

Đại hội đồng cổ đông CMC cũng đã đề ra mục tiêu doanh thu năm 2022 là 381 triệu USD (tương đương 8.634 tỷ đồng), tăng 25% so với 2021; thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao (EBITDA) đạt 41 triệu USD (tương đương 967 tỷ đồng) tăng 38% so với năm 2021, hướng tới mục tiêu doanh thu tỷ đô năm 2025.

Đặc biệt, đại hội cũng đã thông qua phương án trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu tỷ lệ 13% và phát hành cổ phiếu thưởng cho các cổ đông với tỷ lệ 24,62% từ nguồn thặng dư vốn, qua đó sẽ tăng vốn điều lệ của công ty lên hơn 1.500 tỷ đồng.

Liên quan đến CMC, mới đây, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã đăng ký bán toàn bộ 2,9 triệu cổ phiếu CMG (tương ứng với 2,67% CMG). Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 25/8 đến 23/9/2022, theo phương thức khớp lệnh trên sàn chứng khoán.

Giao dịch nhằm mục đích chuyển nhượng vốn của Agribank đầu tư tại CMC Group theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về phương án sắp xếp lại các công ty con và các khoản đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác của Agribank.

Người đại diện phần vốn góp của ngân hàng, bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, Thành viên Kiểm soát của CMC hiện đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng ban đầu tư của Agribank.

Nếu giao dịch bán 2,9 cổ phiếu thành công, Agribank sẽ thoái sạch vốn tại CMC.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...