Công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng

UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 4-1-2022 về việc công nhận điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng (xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội).

Di tích đền Hai Bà Trưng đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013.

Quang cảnh Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng (xã Mê Linh, huyện Mê Linh). Ảnh: VOV
Quang cảnh Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng (xã Mê Linh, huyện Mê Linh). Ảnh: VOV

Theo Quyết định, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Ban quản lý di tích đền Hai Bà Trưng có trách nhiệm thực hiện tổ chức quản lý, khai thác, phát triển điểm du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch và các văn bản pháp luật liên quan. Các sở, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức quản lý, khai thác và đầu tư xây dựng điểm du lịch Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng theo đúng quy định pháp luật và thành phố, bảo đảm phát triển bền vững, hiệu quả. 

Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng còn gọi là đền Hạ Lôi, thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Đền thờ hai vị liệt nữ - Anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị - những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên), giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc.

Đền nằm trên một khu đất cao, rộng, nhìn ra đê sông Hồng, với diện tích 129.824m2, gồm các hạng mục: Cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả - hữu mạc, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ - thân mẫu Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh...

Đền Hai Bà Trưng còn là nơi lưu giữ nhiều di vật quý, đa dạng, phong phú về cả chủng loại, trong đó di vật gỗ chiếm đa số, có niên đại tập trung vào triều Nguyễn. Đền Hai Bà Trưng là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của nhân dân địa phương, qua đó những giá trị văn hóa phi vật thể đã được kết tinh và biểu hiện ở lễ hội và các trò diễn dân gian. 

Hằng năm, nhân dân nơi đây tổ chức Lễ hội đền Hai Bà Trưng (từ ngày mùng 4 đến mùng 10 tháng Giêng âm lịch), trong đó, chính hội là ngày mùng 6. Tương truyền, đây là ngày Hai Bà Trưng mở tiệc khao quân, cho nên sau này dân làng mở hội để kỷ niệm sự kiện đó nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của các bậc tiền nhân trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.

Có thể bạn quan tâm

Dịch cúm A diễn biến phức tạp trên toàn cầu

Dịch cúm A diễn biến phức tạp trên toàn cầu

Mỗi năm, thế giới ghi nhận hàng triệu ca nhiễm và hàng trăm nghìn ca tử vong do cúm mùa. Tuy nhiên, dịch bệnh năm nay có nguy cơ trở nên phức tạp hơn khi cả Mỹ và Nhật Bản đều ghi nhận đợt bùng phát nghiêm trọng nhất trong 20 năm qua…

Kỳ vọng nào cho ngành xa xỉ trong năm 2025?

Kỳ vọng nào cho ngành xa xỉ trong năm 2025?

2025 được dự đoán sẽ là một năm thách thức nhưng cũng đầy cơ hội cho ngành hàng xa xỉ khi các thương hiệu lớn phải đối mặt với những bất ổn kinh tế toàn cầu...

Nghệ thuật tôn vinh thời gian

Nghệ thuật tôn vinh thời gian

Từ lâu, đồng hồ xa xỉ đã vượt khỏi khuôn khổ của một công cụ thông báo thời gian, mà trở thành những tác phẩm nghệ thuật thực sự...

Trốn Tết ở New Zealand: Để có một hành trình hoàn hảo

Trốn Tết ở New Zealand: Để có một hành trình hoàn hảo

Muốn khám phá New Zealand bằng cách tự lái xe, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh những rắc rối không đáng có. Từ việc chọn xe, chuẩn bị giấy tờ đến việc học các quy tắc giao thông cơ bản sẽ giúp bạn có một hành trình an toàn và đầy thú vị...

Người dân Châu Á đón Tết như thế nào?

Người dân Châu Á đón Tết như thế nào?

Tết Nguyên Đán đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới theo lịch âm (Lunar Calendar) và đây là một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm tại nhiều quốc gia châu Á…