Công ty Abbott thu hồi tự nguyện sản phẩm có nguy cơ nhiễm độc đã được nhập khẩu về Việt Nam

Văn phòng đại diện Công ty Abbott đang thực hiện việc thu hồi tự nguyện sản phẩm theo quy định tại Thông tư số 23/2018/TT-BYT ngày 14/9/2018 của Bộ Y tế quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Thông tin từ Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết ngày 22/2/2022, đơn vị này đã nhận được báo cáo số 06-22-ĐK/ABB của Văn phòng đại diện (VPĐD) Công ty Abbott Laboratories GmbH tại Hà Nội về việc thu hồi tự nguyện sản phẩm Alimentum (tên đăng ký ở Việt Nam: Sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ 0-12 tháng tuổi: Similac Alimentum Eye-Q) do VPĐD Công ty Abbott Laboratories GmbH tại Hà Nội công bố và được nhập khẩu, phân phối bởi Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A (Việt Nam). Việc thu hồi tự nguyện sản phẩm theo quy định tại Thông tư số 23/2018/TT-BYT ngày 14/9/2018 của Bộ Y tế quy định việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế.

Theo báo cáo của VPĐD Công ty Abbott, tổng số sản phẩm đã nhập khẩu là 11320 thùng (thùng 6 lon 400g), tổng số sản phẩm còn tồn kho đã được giữ lại là 4270 thùng, tổng số sản phẩm đã bán là 7050 thùng. Công ty đã thông báo thu hồi 06 lô sản phẩm Similac Alimentum Eye-Q được sản xuất tại nhà máy của Abbott Nutrition’s Sturgis, Michigan, Hoa Kỳ với số lô như sau: phân lô, in trên thùng carton là 26812Z263, 27939Z260, 29209Z200, 30285Z260, 32412Z220, 32648Z200;số lô rút gọn (in trên đáy lon) là 26812Z26, 27939Z26, 29209Z20, 30285Z26, 32412Z22, 32648Z20. Tính đến ngày 21/2/2022,VPĐD Công ty Abbott đã thống kê được số lượng hàng tồn và yêu cầu khách hàng giữ lại để thu hồi là 1194 thùng.

Việc thu hồi tự nguyện sản phẩm của VPĐD Công ty Abbott chỉ áp dụng đối với các lô sản phẩm Similac Alimentum Eye-Q được sản xuất tại nhà máy của Abbott Nutrition’s Sturgis, Michigan, Hoa Kỳ nêu trên.

Đối với các sản phẩm khác do VPĐD Công ty Abbott công bố và được nhập khẩu, phân phối bởi Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A (Việt Nam) không thuộc lô sản phẩm thu hồi theo cảnh báo vẫn lưu hành bình thường theo quy định của pháp luật.

Sản phẩm buộc phải thu hồi vì có nhiễm độc
Sản phẩm buộc phải thu hồi vì có nhiễm độc

Trước đó, ngày 20/02/2022, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin từ Mạng lưới các cơ quan an toàn thực phẩm quốc tế (INFOSAN) về sự cố an toàn thực phẩm liên quan đến việc một số trẻ nhỏ bị nhiễm Cronobacter sakazakii and Salmonella Newport liên quan đến sử dụng sản phầm dinh dưỡng công thức sản xuất tại nhà máy của Abbott Nutrition’s Sturgis, MI, Mỹ. Cho đến nay, người tiêu dùng tại Mỹ đã thông báo về bốn trường hợp xảy ra ở trẻ nhỏ, trong đó một trường hợp đã tử vong (không được xác nhận là do nhiễm Cronobacter). Do đó, nhà sản xuất ở Mỹ đã bắt đầu việc thu hồi tự nguyện các sản phẩm liên quan được sản xuất tại nhà máy liên quan.

Theo thông tin do nhà sản xuất cung cấp, các sản phẩm liên quan đã được xuất khẩu từ Mỹ tới Việt Nam, cụ thể như sau: Tên công ty: Abbott; Nhãn hiệu: Similac, Alimentum, and EleCare; Sản phẩm dinh dưỡng công thức dạng bột cho trẻ nhỏ

Sản phẩm thuộc diện bị thu hồi có thông tin như sau: Hai số đầu tiên của mã số từ 22 tới 37; Mã số trên bao bì chứa ký hiệu K8, SH, hoặc Z2, hạn sử dụng từ 01/4/2022 trở về sau.

Ngay sau khi nhận thông tin từ INFOSAN, Cục An toàn thực phẩm đã liên hệ với công ty nhập khẩu các sản phẩm trên tại Việt Nam để yêu cầu làm rõ thông tin và đề nghị khẩn trương tiến hành thu hồi toàn bộ các lô sản phẩm bị cảnh báo trên thị trường.

Trước thông tin như vậy, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng các sản phẩm có tên và số lô bị cảnh báo nêu trên và đề nghị thông báo ngay với cơ quan chức năng tại địa phương khi phát hiện sản phẩm cảnh báo trên thị trường.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tiêu chuẩn Việt Nam về Quy phạm thực hành vệ sinh đối với thức ăn công thức dạng bột dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (năm 2018) có đề cập, Salmorella là vi khuẩn gây bệnh cho con người từ thực phẩm; tỷ lệ sơ sinh nhiễm vi khuẩn này đến từ nhiều nguồn khác nhau, theo báo cáo lớn gấp 8 lần so với tỷ lệ nhiễm khuẩn Salmorella ở tất cả các lứa tuổi khác ở Hoa Kỳ. Trẻ sơ sinh cũng nhiều khả năng bị bệnh nặng hoặc tử vong do nhiễm khuẩn này và do hệ miễn dịch kém...

Enterobacter Sakazakii (các loài Cronobacter) đã xuất hiện là vi khuẩn gây bệnh cho trẻ sơ sinh. Các cuộc họp chuyên gia của FAO/WHO đã xác định tất cả trẻ sơ sinh (dưới 12 tháng tuổi) là đối tượng đặc biệt có nguy cơ nhiễm E. Sakazakii.

Trong nhóm này, nguy cơ cao nhất là trẻ sơ sinh (dưới 28 ngày tuổi), đặc biệt là trẻ nhũ nhi và trẻ nhẹ cân, trẻ sinh non và trẻ dưới 2 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HIV cũng có nguy cơ nhiễm, do trẻ có yêu cầu đặc biệt sử dụng thức ăn công thức và có thể dễ bị nhiễm hơn.

Trên thực tế, đã tách được vi khuẩn Cronobacter từ sữa bột trẻ em, sữa trẻ em thủy hóa lại và dụng cụ dùng để pha sữa trẻ em, nên vi khuẩn này đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Mặc dù tỷ lệ nhiễm E. Sakazakii ở trẻ sơ sinh thấp nhưng hậu quả có thể rất nghiêm trọng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...