Công ty F88 báo lãi kỷ lục hơn 211 tỷ đồng

Trong năm 2022, lợi nhuận của F88 tăng gấp 4 lần lên hơn 211 tỷ đồng và cũng là mức lãi cao nhất từ trước đến nay của doanh nghiệp cầm đồ này...
công ty f88

Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 vừa có văn bản gửi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) báo cáo thông tin định kỳ về tài chính doanh nghiệp. Theo văn bản, công ty F88 ghi nhận lãi hơn 211 tỷ đồng trong năm vừa qua, gấp hơn 4 lần số lãi 51 tỷ đồng của năm 2021 và cũng là mức lãi cao nhất từ trước đến nay.

Ngoài ra, chỉ sau một năm, vốn chủ sở hữu của công ty F88 đã tăng gấp đôi, từ 485 tỷ đồng năm trước đó lên 853 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng đáng kể so với năm 2021, từ 11,1% lên 31,6%. ROE năm 2022 của công ty F88 cao hơn đáng kể so với ROE của những định chế tài chính có hiệu quả cao nhất trên thị trường như ngân hàng Vietcombank, VIB hay ACB.

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng từ 3,6 lên 4,2 lần. Ngược lại, dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu giảm từ 3,2 năm 2021 xuống 1,7.

Với nhiều lô trái phiếu đáo hạn trong quý 1, hiện dư nợ trái phiếu của F88 còn khoảng 770 tỷ đồng, tất cả đều đáo hạn trong khoảng thời gian từ tháng 5-9/2023.

Theo thống kê trên HNX, công ty F88 đã có 20 đợt huy động vốn từ phát hành trái phiếu với nhiều kỳ hạn khác nhau, giá trị tổng cộng là gần 2.366 tỷ đồng. Các trái phiếu mà F88 phát hành chủ yếu là trái phiếu bằng đồng Việt Nam với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, trả lãi coupon, lãi suất cố định. Lãi sẽ được thanh toán định kỳ vào cuối kỳ. Các trái phiếu này có thể được mua lại trước hạn.

Theo tìm hiểu, công ty F88 là đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân được thành lập vào năm 2013. F88 cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện cho những khách hàng dưới chuẩn ngân hàng và các doanh nghiệp siêu nhỏ chưa đáp ứng được các yêu cầu của các tổ chức tài chính ngân hàng.

Người đại diện pháp luật là ông Phùng Anh Tuấn, đồng sáng lập kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động của chuỗi.

Tính đến tháng 1/2023, công ty F88 có hơn 830 phòng giao dịch cả nước, tăng 2,7 lần so với tháng 1/2021. Công ty cho biết sẽ giải ngân tới 1 tỷ USD vào năm 2023 để tiến tới IPO vào năm 2024 với 1.400 phòng giao dịch, quy mô vốn hóa đạt 1 tỷ USD.

Nguồn vốn hoạt động cầm cố, cho vay của F88 chủ yếu đến từ các quỹ ngoại cũng như tích cực huy động vốn từ các đợt phát hành trái phiếu với nhiều kỳ hạn khác nhau.

Mới đây nhất, đầu tháng 3, công ty F88 thông báo huy động thành công khoản đầu tư gần 50 triệu USD (khoảng 1.185 tỷ đồng) trong vòng gọi vốn Series C từ Quỹ Việt Nam - Oman (VOI) và Quỹ Mekong Enterprise Fund IV (MEF IV), trong đó. VOI góp tới 30 triệu USD.

Trước đó, năm 2017-2018, F88 thành công vòng gọi vốn đầu tiên (serie A) từ quỹ Mekong Enterprise Fund III và vòng tiếp theo (serie B) từ quỹ Granite Oak. Trong năm 2022, F88 cũng huy động được 70 triệu USD từ các quỹ ngoại CLSA Capital Partners, Limited (Lending Ark) (Hồng Kông) và Lendable (Anh).

Thời gian qua, nhiều điểm kinh doanh của F88 khắp cả nước bị lực lượng chức năng kiểm tra, khám xét trụ sở để điều tra về hành vi Cưỡng đoạt tài sản. Gần nhất, 10 bị can là trưởng nhóm và nhân viên của công ty F88 tại TP. HCM vừa bị khởi tố.

Đến hiện tại, công an TP.HCM đã tổng kiểm tra hành chính, phát hiện 79 địa điểm kinh doanh của F88 có các lỗi vi phạm quy định về quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…