Covid-19 có thể "bào mòn" 13.000 tỷ đồng của Vietnam Airlines

Ông Dương Trí Thành - Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết, trong năm 2020 công ty dự kiến lỗ 15.000 tỷ đồng nhưng sau khi áp dụng hàng loạt các giải pháp ứng phó với dịch Covid-19 mức lỗ này đã giảm 2.200 tỷ đồng.
Covid-19 có thể "bào mòn" 13.000 tỷ đồng của Vietnam Airlines

Thông tin này được ông Thành chia sẻ tại Tọa đàm “Chủ sở hữu nhà nước: Hành động và trách nhiệm hậu Covid-19 trường hợp Vietnam Airlines” do Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ tổ chức vào chiều ngày 13/7.

Doanh nghiệp "than khóc"

Số liệu từ Hiệp hội Vận tải hàng không thế giới (IATA) công bố cho thấy, doanh thu của các hãng hàng không thế giới dự kiến giảm 419 tỷ USD và lỗ khoảng 84 tỷ USD trong năm 2020, trong đó khu vực châu Á - Thái Bình Dương lỗ khoảng 29 tỷ USD. Tổng sản lượng của ngành hàng không trong tháng 4 giảm 94% so với cùng kỳ 2019, tháng 5 giảm 91,3% so với năm 2019.

Tại buổi tọa đàm, ông Dương Trí Thành - Tổng Giám đốc Vietnam Airlines - đã dùng 2 cụm từ ngắn gọn là “tê liệt” và “đóng băng” để nói về những khó khăn chưa từng có trong lịch sử của ngành hàng không do tác động bởi Covid-19. Từ năm 1975 đến nay, chưa bao giờ trên bầu trời Việt Nam lại ít máy bay đến vậy.

CEO Vietnam Airlines cho biết, tính đến tháng 5/2020, Covid-19 đã “đốt” gần 50% (tương đương 190 tỷ USD) giá trị vốn hoá của 115 hãng hàng không niêm yết trên thế giới và ước tính cần 250 tỷ USD từ các Chính phủ để hỗ trợ ngành hàng không.

Liên tục từ 2010 đến 2019, Vietnam Airlines liên tục tăng trưởng. Kết quả kinh doanh của năm 2019 thậm chí còn tốt nhất. Tuy nhiên, đến năm 2020, doanh nghiệp này dự kiến lỗ ròng 13.000 tỷ đồng sau khi đã triển khai hàng loạt giải pháp như áp dụng việc tính chậm khấu hao cũng như chính sách thuế xăng dầu, giảm bớt được lỗ 2.200 tỷ so với con số ước tính ban đầu là lỗ hơn 15.000 tỷ.

Cũng theo ông Thành, Vietnam Airlines đã cắt giảm các chi phí hơn 5.000 tỷ đồng (trong đó 1.700 tỷ đồng cắt giảm lương); giảm hơn 24.000 tỷ đồng do cắt giảm sản lượng khai thác (trong đó có hơn 1.800 tỷ đồng thu nhập người lao động); giãn thuế máy bay hơn 2.300 tỷ đồng, nhiên liệu bay xấp xỉ 1.700 tỷ đồng/tháng, giãn vay gốc lãi 1.940 tỷ đồng.

Vietnam Airlines sẽ rơi vào trạng thái mất thanh khoản từ cuối tháng 8/2020 nếu không có hỗ trợ về thanh khoản của Chính phủ với vai trò chủ sở hữu, ông Thành cho biết.

Theo đó, Vietnam Airlines cũng đề nghị chủ sở hữu tăng vốn hoặc có giải pháp cho vay, kiến nghị Chính phủ hỗ trợ gói hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp 12.000 tỷ đồng.

CEO Vietnam Airlines cũng cho biết đã trao đổi với chủ sở hữu là hãng ANA của Nhật Bản về việc hỗ trợ vốn (ANA sở hữu 8,6% cổ phần Vietnam Airlines). Tuy nhiên ANA thậm chí còn khó khăn hơn. 

“Họ cũng đang đi vay 10 tỷ USD cho hoạt động của chính mình và không thể có nguồn tiền tăng vốn và cho Vietnam Airlines vay được. Do đó Vietnam Airlines mong Chính phủ có giải pháp hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp”, ông Thành nói.

Ý kiến chuyên gia

Trước những khó khăn của Vietnam Airlines, ônng Trần Đình Thiên - thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, Nhà nước không đủ tiền để "cứu" tất cả các doanh nghiệp. Do đó, phải chọn những doanh nghiệp để khi được cứu cũng là cứu nền kinh tế.

“Tình thế đặc biệt phải có giải pháp đặc biệt, đưa giải pháp đặc biệt rồi xong cũng phải trao “kiếm lệnh” để thực thi giải pháp bởi nếu không sẽ bị trói buộc bởi rất nhiều quy định có trước đó” - ông Thiên cho hay.

Một thành viên khác của tổ tư vấn là chuyên gia Nguyễn Đình Cung cũng cho biết, ngành hàng không chịu tác động đầu tiên và mạnh mẽ nhất vì dịch Covid-19. Tất cả các Chính phủ trên thế giới đều hỗ trợ, trong đó các các hãng hàng không và đặc biệt là hãng hàng không quốc gia có đầy đủ năng lực nên cần phải duy trì.

“Với các số liệu đầy đủ, minh bạch chứng minh tài chính bị ảnh hưởng do đại dịch và là trường hợp rất điển hình, Vietnam Airlines là hãng bay bị tác động sâu nặng nhưng cũng là nhân tố đầu tiên phục hồi nhanh nhất. Vietnam Airlines không phải là đơn vị phải xin Chính phủ hỗ trợ hay "giải cứu" mà Chính phủ với tư cách là chủ sở hữu phải có hành động cũng như trách nhiệm với các biện pháp hoặc chính sách tháo gỡ”, ông Cung nhấn mạnh.

Kết luận buổi toạ đàm, ông Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng - đánh giá: “Chính phủ các nước đang phản ứng rất nhanh và có các biện pháp mạnh để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, còn chúng ta phải liệu cơm gắp mắm vì điều kiện của chúng ta có hạn”.

Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết sẽ báo cáo Thủ tướng những giải pháp càng nhanh càng tốt như tái cấp vốn, cho vay bắc cầu, phát hành cổ phiếu để tăng vốn hoặc điều chuyển vốn sẽ giúp Vietnam Airlines khắc phục khó khăn tài chính đồng thời đề xuất hãng cũng có kế hoạch tái cơ cấu 1 cách phù hợp với diễn biến của thị trường cũng như năng lực tài chính cho phù hợp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cổ phiếu Hoa Sen lao dốc sau lời tự vấn của Chủ tịch Vũ

Cổ phiếu Hoa Sen lao dốc sau lời tự vấn của Chủ tịch Vũ

Cổ phiếu HSG giảm mạnh sau phát biểu của Chủ tịch Lê Phước Vũ, gây hoang mang cho nhà đầu tư, dù ông khẳng định Hoa Sen vẫn vững vàng. Tình huống này gợi nhớ cú sốc của Hòa Phát khi Chủ tịch Trần Đình Long tuyên bố về khó khăn ngành thép, khiến cổ phiếu HPG lao dốc...

Doanh nghiệp dệt may, bất động sản khu công nghiệp, thủy sản hưởng lợi trước "bão" thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp dệt may, bất động sản khu công nghiệp, thủy sản hưởng lợi trước "bão" thuế quan Mỹ

Chứng khoán TPS cho rằng 3 nhóm ngành dệt may, bất động sản khu công nghiệp, thủy sản sẽ hưởng lợi lớn nhất từ chính sách thuế quan thay đổi của Mỹ, đây là các ngành được hỗ trợ tăng trưởng cả về sản lượng và giá bán, đồng thời khoảng trống lớn để mở rộng thị phần tại Mỹ...

Sóng tăng suy yếu, rủi ro ngắn hạn gia tăng

Sóng tăng suy yếu, rủi ro ngắn hạn gia tăng

VN-Index mở cửa tăng nhưng chịu áp lực bán, kết phiên giảm 5,29 điểm xuống 1.330,9 điểm, trong khi VN30 giảm 6,26 điểm về 1.388 điểm. Thanh khoản thị trường tiếp tục suy yếu, khối ngoại bán ròng 434,9 tỷ đồng, rủi ro điều chỉnh ngắn hạn gia tăng khi VN-Index tiệm cận vùng kháng cự mạnh...

Chứng khoán Mỹ “xanh sàn”, giá dầu bật tăng

Chứng khoán Mỹ “xanh sàn”, giá dầu bật tăng

Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm ở phiên thứ hai liên tiếp khi các nhà đầu tư chủ động mua vào sau đợt giảm kéo dài 4 tuần của Nasdaq và S&P 500. Đồng thời, họ cũng xem xét các dữ liệu kinh tế mới nhất để đánh giá tác động từ chính sách của chính quyền Trump…

Xu hướng tăng vẫn duy trì nhưng sẽ rung lắc tại vùng giá cao

Xu hướng tăng vẫn duy trì nhưng sẽ rung lắc tại vùng giá cao

Thị trường tiếp tục tăng điểm nhưng động lực suy yếu, VN-Index hướng đến vùng 1.350 điểm trong bối cảnh phân hóa mạnh, dòng tiền tập trung vào nhóm bất động sản và ngân hàng. Nhà đầu tư thận trọng tại vùng giá cao, duy trì tỷ trọng hợp lý và chờ điểm vào mới...

Sóng cổ tức quét qua ngành dược

Sóng cổ tức quét qua ngành dược

Cổ phiếu ngành dược vốn dĩ được thị trường biết đến là cổ phiếu phòng thủ bởi đặc tính cô đặc, tăng trưởng ổn định qua các giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế và truyền thống chia cổ tức đều đặn…

Ông Kou Kok Yiow, Chủ tịch Hội đồng quản trị BCG

Chủ tịch Bamboo Capital qua đời do nhồi máu cơ tim

Chủ tịch Bamboo Capital, ông Kou Kok Yiow (Chris), đột ngột qua đời ở tuổi 63, để lại nhiều tiếc thương. Dù đối mặt biến cố lớn, Bamboo Capital vẫn ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ và tiếp tục mở rộng các lĩnh vực chiến lược trong năm 2025...

SHB tăng gần 14% chỉ sau hai phiên, sóng lớn đang đến?

SHB tăng gần 14% chỉ sau hai phiên, sóng lớn đang đến?

Thị trường chứng khoán sáng 17/3 phục hồi nhẹ nhờ lực cầu mạnh từ nhóm ngân hàng, giúp VN-Index duy trì trên 1.330 điểm. Cổ phiếu SHB dẫn dắt đà tăng, phản ánh triển vọng tích cực của ngành ngân hàng năm 2025...

Cổ phiếu PNJ mất giá giữa cơn sốt vàng

Cổ phiếu PNJ mất giá giữa cơn sốt vàng

Chỉ trong ba phiên giảm sâu liên tiếp, thị giá PNJ đã tụt xuống mức thấp nhất trong một năm qua. So với đỉnh lịch sử hồi tháng 8/2024, cổ phiếu này đã bốc hơi hơn 18% giá trị, khiến vốn hóa thị trường mất gần 7.000 tỷ đồng, hiện chỉ còn chưa đến 30.000 tỷ đồng...