Covid-19, Online shopping, Amazon và cơ hội của DN Việt

Theo báo cáo mới nhất của Amazon (AMZ), doanh thu ròng trên toàn thế giới qua AMZ là 75.452 tỷ USD trong quý đầu tiên 2020, tăng 26,4% so với 59.700 tỷ USD trong ba tháng đầu năm 2019. Doanh thu tính riêng tại khu vực Bắc Mỹ tăng 28,8% lên 46.125 tỷ USD.
Covid-19, Online shopping, Amazon và cơ hội của DN Việt

Andrew Lipsman, nhà phân tích chính của công ty nghiên cứu thị trường eMarketer dự đoán: Vì Covid-19, doanh số của AMZ sẽ còn tăng lên khi nhiều cửa hàng đóng cửa và người mua hàng đã chuyển sang web (Các nền tảng mua hàng trực tuyến) để mua hàng tạp hóa và các sản phẩm khác.

Việc nguồn cung hàng hóa từ “công xưởng của thế giới” bị nghẽn vì Covid-19 có thể được xem là một cơ hội đối với các nguồn cung ứng khác, trong đó có các DN Việt. Cơ hội đã có, nhưng các DN có nắm được cơ hội ấy không lại là một chuyện khác…

Cơ hội cho ai?

Cũng theo báo cáo của AMZ, trong Quý I/2020 các đơn hàng online tăng đột biến khiến cho AMZ đã phải thuê thêm 175.000 nhân viên vào tháng 3 và tháng 4 để đáp ứng doanh số tăng lên do sự bùng phát của coronavirus. Con số này cho thấy Covid-19 thực sự đã làm thay đổi hoạt động mua sắm của người tiêu dùng. Tất nhiên, khi người tiêu dùng thay đổi hành vi, các DN cũng không thể đứng im. Là người bán hàng, sẽ không ai muốn bỏ lỡ cơ hội tham gia vào thị trường ngàn tỉ USD này. Thay đổi cách thức, thay đổi chiến lược để tham gia thị trường Online đã trở thành điều gần như bắt buộc với DN nếu muốn tồn tại.

Theo một chuyên gia đã và đang tư vấn cho các DN Việt “lên AMZ” thì các nhóm ngành sản phẩm ”Made in Vietnam” hiện nay đang có lợi thế kinh doanh trên AMZ bao gồm: Thời trang và may mặc; Thực phẩm; Thủ công mỹ nghệ; Gỗ và đồ nội thất; Đồ bảo hộ lao động và bảo hộ y tế;Thiết bị nhà bếp và thiết bị văn phòng”. Theo ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương), việc tham gia bán hàng qua Amazon là hành trình đem sản phẩm “Made in Vietnam” ra thế giới. Hàng nông sản, thủy sản, đồ gỗ... của Việt Nam có sức cạnh tranh rất cao như đồ gỗ vào các siêu thị ở châu Âu thì 90% đồ gỗ ngoài trời là hàng của Việt Nam...

AMZ cung cấp cho người bán toàn cầu cơ hội để tiếp cận với hơn 300 triệu khách hàng Primier và bán trên 13 thị trường trực tuyến.

Trên thực tế, các sản phẩm “Made in Vietnam” có thế mạnh rất lớn so với các quốc gia khác. Tính riêng thị trường Hoa Kì trong năm 2018 thì Việt Nam đứng đầu trong nhóm 5 nước cùng với Trung Quốc, Malaysia, Myanmar, Canada là nhóm các nước xuất khẩu bàn ăn bằng gỗ vào nước này với doanh số 350.22 triệu USD. Và danh sách các mặt hàng đang ngày càng được mở rộng.

Doanh thu B2C trên Amazone
Doanh thu B2C trên Amazone

Đối với ngành hàng thực phẩm và đồ uống trong 5 năm qua, tại Hoa Kỳ, việc nhập khẩu hạt cà phê liên tục tăng lên và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2019. Colombia là đối tác cà phê lớn nhất của Hoa Kỳ vào năm 2018, với giá trị lên đến 1.24 tỷ USD. Đứng thứ hai là Brazil, một quốc gia Nam Mỹ khác được biết đến với truyền thống sản xuất cà phê, xuất khẩu hơn 1 tỷ USD cà phê sang Hoa Kỳ trong cùng năm đó. Việt Nam là nước đứng thứ 4 với doanh thu ước đạt gần 500.000 USD.

Nhanh với chứ, vội vàng lên với chứ!

Một chuyên gia khác, từ một đại lý của AMZ tại Việt Nam đã phải thốt lên như vậy khi trao đổi với Thương Gia về sự “chuyển mình” chậm trễ của các DN Việt để nắm bắt cơ hội. “Tôi hiện đang làm việc với 3 DN đứng nhất nhì trong lĩnh vực của họ để đưa hàng lên AMZ. Nhưng họ mất quá nhiều thời gian để “chuẩn bị". Kể từ khi bắt đầu làm việc với họ, tới giờ DN ít cũng 4 tháng, nhiều thì 6 tháng mà vẫn chưa thực sự bắt đầu được”.

Những khó khăn mà các DN gặp phải là không ít các lãnh đạo DN có cách tiếp cận chưa phù hợp với giải pháp kinh doanh trên sàn TMĐT AMZ. Nên hiểu việc bán hàng này bản chất là hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua thị trường quốc tế. Việc nhìn nhận đúng vấn đề sẽ giúp lãnh đạo DN đưa ra quyết định thực hiện chính xác, giảm thiểu lãng phí rất lớn khi khởi đầu kinh doanh. Một khó khăn khác cũng không kém phần quan trọng là khả năng sử dụng tiếng Anh và các kỹ năng thuộc về nghiệp vụ Thương mại điện tử.

Trả lời câu hỏi của Thương Gia: “DN Việt Nam cần làm gì để bán hàng thành công trên AMZ”? Ông Hà Minh - Phó GĐ phụ trách đào tạo nghiệp vụ bán hàng trên AMZ và tư vấn chuyển đổi số cho DN của công ty AI Edu cho biết: “Điều đầu tiên là sản phẩm phải có lợi thế cạnh tranh. Tiếp theo là có chuẩn bị cả về tâm lý cũng như tài chính cho 1 kênh đầu tư lâu dài. Đặc biệt quan trọng là cần có đội ngũ nhân sự hiểu rõ nghiệp vụ để có thể tối ưu trong các khâu vận hành, truyền thông xây dựng thương hiệu và bán hàng trên môi trường thương mại điện tử toàn cầu. Nhân viên cần hiểu phải thực hiện đúng và đầy đủ, chính xác các thủ tục, thao tác mà AMZ hướng dẫn để đảm bảo việc tài khoản bán hàng của DN luôn được minh bạch thông tin từ khi mới bắt đầu được mở”.

Ông Hà Minh - Phó GĐ phụ trách đào tạo nghiệp vụ bán hàng trên AMZ và tư vấn chuyển đổi số cho DN của công ty AI Edu
Ông Hà Minh - Phó GĐ phụ trách đào tạo nghiệp vụ bán hàng trên AMZ và tư vấn chuyển đổi số cho DN của công ty AI Edu

Cũng theo ông Minh, “Có một cách khác để rút ngắn thời gian nghiên cứu mở thị trường là cách DN nên tham khảo tư vấn từ các đối tác chiến lược của AMz hỗ trợ thực hiện việc đào tạo, thực thi tác vụ. Việc này, về bản chất sẽ tiết kiệm chi phí cơ hội cho DN hơn là tự mày mò làm từ đầu.”

Bán hàng trên AMZ là hướng đi mới cho các DN Việt Nam nhưng để có thể thành công thì đó là một câu chuyện khác. Nó sẽ hoàn toàn biến câu chuyện từ tiềm năng thành cơ hội kinh doanh khi DN thật sự có khao khát “ vươn ra thế giới”.

Xem thêm

T&T Group bắt tay Amazon, SHB hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu

T&T Group bắt tay Amazon, SHB hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu

Gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam, sự hợp tác của SHB, T&T Group với Tập đoàn Amazon đánh dấu sự quan tâm của các tập đoàn lớn quốc tế đối với thị trường Việt Nam, nhằm nâng tầm hình ảnh nước ta trên bản đồ thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...