CPI tháng 1/2023 tăng mạnh "nhờ" Tết

Giá hàng hóa và dịch vụ tăng vào dịp Tết khiến chỉ số giá tiêu dùng - CPI tháng 1/2023 tăng 4,89% so với cùng kỳ 2022.

Theo Tổng cục thống kê (GSO), CPI tháng 1/2023 tăng 0,52% so với tháng trước và tăng 4,89% so với cùng kỳ năm 2022. Lạm phát cơ bản tháng này cũng tăng 5,21% so với cùng kỳ.

Nguyên nhân CPI tăng theo Tổng cục thống kê do tháng 1/2023 rơi vào dịp Tết nên nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, giá hàng hóa và dịch vụ tăng theo quy luật tiêu dùng vào dịp nghỉ lễ. Bên cạnh đó, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới và điều chỉnh theo mức thuế bảo vệ môi trường từ đầu 2023 cũng làm cho CPI tháng 1 tăng so với tháng trước.

Trong rổ hàng hóa tính chỉ CPI, 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 2 nhóm hàng có chỉ số giảm, 1 nhóm giữ ổn định.

8 nhóm tăng gồm giao thông với mức tăng mạnh nhất. Các nhóm tăng khác gồm đồ uống và thuốc lá; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; hàng hóa và dịch vụ khác; may mặc; mũ nón và giày dép; văn hóa, giải trí và du lịch; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình; nhóm thuốc và dịch vụ y tế.

Hai nhóm giảm là giáo dục và nhà ở, vật liệu xây dựng (do giá gas giảm). Bên cạnh đó, nhóm bưu chính viễn thông giữ giá ổn định.

Do tháng đầu năm rơi vào dịp Tết nguyên đán với số ngày làm việc ít hơn tháng trước và cùng kỳ năm ngoái nên tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa giảm.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 1 đạt 46,56 tỷ USD, giảm hơn 17% so với tháng trước và giảm 25% so với cùng kỳ năm trước (trong đó xuất khẩu giảm 21%; nhập khẩu giảm gần 29%). Cán cân thương mại hàng hóa tháng 01/2023 ước tính xuất siêu 3,6 tỷ USD.

Xem thêm

TP.HCM: Nhiều giải pháp nâng cao chỉ số CPI

TP.HCM: Nhiều giải pháp nâng cao chỉ số CPI

UBND TP.HCM vừa đưa ra nhiều giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của địa phương (PCI) trong năm 2020.
CPI giảm tốc, tháng 8 chỉ tăng 0,005%

CPI giảm tốc, tháng 8 chỉ tăng 0,005%

Giá giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh giảm từ tháng 7/2022 đã làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước, bình quân 8 tháng, CPI chỉ tăng 2,58%, áp lực lạm phát vơi bớt.

Có thể bạn quan tâm