CTCP Tổng Công ty Tín Nghĩa chào bán lượng lớn cổ phiếu với giá 18.000 đồng

CTCP Tổng Công ty Tín Nghĩa (UPCoM – Mã: TID) vừa thông báo lấy ý kiến cổ đông về phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ năm 2022.
CTCP Tổng Công ty Tín Nghĩa chào bán lượng lớn cổ phiếu với giá 18.000 đồng

Cụ thể, Nghị quyết HĐQT Tín Nghĩa vừa thông qua việc chào bán thêm 50 triệu cổ phiếu ra công chúng theo tỷ lệ 4:1 dưới dạng quyền mua. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của công ty sẽ tăng từ 2.000 tỷ đồng lên 2.500 tỷ đồng.

Giá chào bán cho cổ đông là 18.000 đồng/cp. Số tiền thu được dự kiến là khoảng 900 tỷ đồng, sẽ được đơn vị này đầu tư vào dự án đầu tư kinh doanh tại khu công nghiệp Ông Kèo, trong đó chi phí bồi thường là 700 tỷ đồng còn chi phí xây dựng hạ tầng là 200 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, khu công nghiệp Ông Kèo nằm ở xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, có tổng diện tích khoảng 856ha, diện tích đất cho thuê là 535,3ha.

Được biết, ngày 30/8, Tín Nghĩa sẽ thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền năm 2021 (tỷ lệ 10%). Danh sách cổ đông đã được chốt ngày 15/8. Đây cũng là mức cổ tức dự kiến thực hiện cho năm 2022.

Công ty “lao dốc” sau khi sai phạm tại công ty con được công bố

Cách đây không lâu, trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TID đã có một phiên giao dịch nhiều biến động tiêu cực ngay sau khi tin khởi tố từ phía Cơ quan điều tra được công bố liên quan đến công ty con là Công ty cổ phần Đầu tư Nhơn Trạch. Cụ thể, phiên sáng ngày 7/4, TID đã rơi 12,34% xuống mức 52.500 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản cổ phiếu đạt 432.000 đơn vị. Vốn hoá của doanh nghiệp cũng giảm về mức 12.200 tỷ đồng.

Tiếp sau đó, cổ phiếu TID tiếp tục rơi xuống mức đáy 27.500 đồng/cp chốt phiên 5/7. Trong những phiên gần đây, theo đà hồi phục chung của thị trường, chốt phiên 29/8, cổ phiếu TID hồi phục lên mức 47.800 đồng/cp, khối lượng giao dịch đạt 56.000 đơn vị.

Liên quan đến TID, ngày 6/4, Cơ quan cảnh st điều tra Công an tỉnh Đồng Nai ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí" xảy ra tại Công ty cổ phần Đầu tư Nhơn Trạch, doanh nghiệp thuộc TID.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Đồng Nai tiến hành thụ lý giải quyết nguồn tin tố giác về tội phạm, liên quan đến sai phạm xảy ra tại Công ty cổ phần Đầu tư Nhơn Trạch trong việc thực hiện Dự án Khu dân cư Long Tân - Phú Thạnh tại xã Long Tân và xã Phú Thạnh thuộc địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Đầu tư Nhơn Trạch là Công ty con của TID, được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ năm 2004 để thực hiện Dự án Khu dân cư Long Tân - Phú Thạnh.

Quá trình điều tra, xác minh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Đồng Nai xác định có dấu hiệu của hành vi phạm tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".

Tiền thân của Công ty cổ phần Tổng Công ty Tín Nghĩa là Công ty dịch vụ sản xuất kinh doanh tổng hợp Đồng Nai, được thành lập từ năm 1989. Năm 2010, Tỉnh ủy Đồng Nai chuyển đổi công ty sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, Công ty con.

Đến năm 2016, Tổng Công ty Tín Nghĩa được cổ phần hóa, trong đó Nhà nước nắm giữ 50% vốn, 50% vốn còn lại do các cổ đông khác nắm giữ. Công ty cổ phần Tổng Công ty Tín Nghĩa có 11 Công ty con, 2 đơn vị trực thuộc và 5 Công ty liên doanh liên kết; lĩnh vực kinh doanh chính gồm: Hạ tầng khu công nghiệp; xăng dầu; chế biến và xuất, nhập khẩu nông sản; dịch vụ kho, cảng, logistics; xây dựng và kinh doanh địa ốc; dịch vụ thương mại. Các khu công nghiệp mà Tín Nghĩa đang đầu tư gồm có KCN Ông Kèo, KCN Đất Đỏ, KCN An Phước, Tam Phước..

Vào tháng 7/2018, đơn vị tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng khi chào bán 44,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và cán bộ công nhân viên. Sau đó doanh nghiệp đã đưa 200 triệu cổ phiếu TID giao dịch trên UPCoM vào tháng 12 cùng năm. Kể từ đó, đây là lần đầu tiên Tín Nghĩa tiến hành tăng vốn.

Hiện, UBND Đồng Nai vẫn là cổ đông lớn nhất giữ hơn 48% vốn của Tín Nghĩa.

Lợi nhuận sau thuế trong quý II giảm 69%

Trong quý II/2022, Tín Nghĩa ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.843 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ, phần lớn đến từ bán hàng hóa và thành phẩm (2.215 tỷ). Mảng kinh doanh bất động sản và kinh doanh hạ tầng KCN lần lượt đem về 414 tỷ và 159 tỷ đồng doanh thu. Biên lợi nhuận gộp trong kỳ giảm từ 8,6% xuống 6,4% quý này.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế của Tín Nghĩa giảm tới 69% về 20 tỷ đồng. Tín Nghĩa cho biết, nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế quý II/2022 sụt giảm mạnh so với quý cùng kỳ là do trong kỳ chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do phải trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi số tiền 50 tỷ đồng so với 4 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp không còn thu từ hoạt động tài chính khác, trong khi cùng kỳ có 48 tỷ.

Tại ngày 30/6, Tín Nghĩa đang phải dự phòng 290 tỷ đồng nợ phải thu khó đòi, tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Long Khang, CTCP Hiệp Quang Agro, CTCP Cà phê Olympic và các khách hàng khác.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Tín Nghĩa ghi nhận doanh thu xấp xỉ 5.275 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 74 tỷ đồng, giảm gần 30%. So với kế hoạch doanh thu 9.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 400 tỷ cho cả năm, Tín Nghĩa đã thực hiện được lần lượt 53% chỉ tiêu doanh thu và 19% kế hoạch lợi nhuận sau nửa năm.

Tổng tài sản của Tín Nghĩa tại cuối quý II là 15.115 tỷ đồng, tăng gần 834 tỷ so với đầu năm. Mức tăng chính đến từ khoản tiền, tương đương tiền và gửi ngân hàng tăng hơn 600 tỷ lên 1.939 tỷ đồng.

Tín Nghĩa cũng đang ghi nhận hơn 3.051 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang, phần lớn là chi phí của KCN Ông Kèo, Dự án đất đỏ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Dự án Khu dân cư, dịch vụ du lịch Cù Lao Tân Vạn. Tại cuối quý, Tín Nghĩa ghi nhận 4.680 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện, hầu hết là doanh thu nhận trước hoạt động cho thuê hạ tầng KCN.

Tổng nợ vay tại cuối tháng 6 là 4.731 tỷ đồng gồm cả ngắn hạn và dài hạn, bằng 30% tổng nguồn vốn, và không thay đổi quá nhiều so với đầu năm. Số tiền này chỉ tiêu tốn của công ty 23 tỷ đồng tiền lãi vay trong quý II. Trong khi đó, với lượng tiền gửi ngân hàng nói trên, Tín Nghĩa lại thu về gần 19 tỷ đồng từ tiền gửi và cho vay.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…