Cục Xúc tiến thương mại và Alibaba hợp tác đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến ngành F&B Việt Nam

Với mục tiêu giới thiệu các giải pháp kỹ thuật số mới nhất cho các doanh nghiệp F&B (thực phẩm và đồ uống) để xuất khẩu sản phẩm ra toàn thế giới.
Cục Xúc tiến thương mại và Alibaba hợp tác đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến ngành F&B Việt Nam

Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương và Alibaba.com - nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) toàn cầu giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) thuộc Tập đoàn Alibaba, vừa qua đã đồng tổ chức “It’s my time - Hội thảo xuất khẩu trực tuyến ngành F&B Việt Nam” có sự tham dự của gần 10 nghìn người đến từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên toàn quốc.

Đầu năm nay, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương và Alibaba.com đã ký biên bản ghi nhớ nhằm tăng cường quan hệ đối tác với mục tiêu chung hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến. Theo biên bản ghi nhớ, Alibaba.com cam kết hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức xúc tiến thương mại và các DNNVV Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Để thực hiện cam kết này, trong năm qua, Alibaba.com đã đưa ra hoàng loạt các sáng kiến và giải pháp để giúp các doanh nghiệp địa phương với các ngành nghề khác nhau vươn ra toàn cầu. Hội thảo xuất khẩu trực tuyến ngành F&B Việt Nam là nỗ lực chung mới nhất giữa hai tổ chức dành riêng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực F&B tại Việt Nam.

Ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng, Cục Xúc tiến thương mại cho biết, “Trong năm 2021 Cục Xúc tiến thương mại và Alibaba.com đã triển khai hơn 20 hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực TMĐT xuyên biến giới cho hơn 2.000 doanh nghiệp Việt Nam. Đây là hoạt động nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy và triển khai hiệu quả kế hoạch của Cục Xúc tiến thương mại trong việc xây dựng hệ sinh thái xúc tiến thương mại số, tăng tốc độ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn bình thường mới, và đón đầu xu thế của thương mại quốc tế. Chuyển đổi số nói chung và TMĐY nói riêng không còn là lựa chọn cho doanh nghiệp nữa, mà đây là những lĩnh vực doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhận thức rõ, và lên kế hoạch triển khai nghiêm túc để tăng cường năng lực cạnh tranh, khi các mô thức thương mại quốc tế đã và đang thay đổi theo hướng số hoá. Cục Xúc Tiến thương mại đánh giá cao những giải pháp xúc tiến xuất khẩu, và ứng dụng công nghệ thông tin mà các đối tác công nghệ của Cục xúc tiến thương mại đã và đang đồng hành cùng với Cục, trong đó có sàn TMĐT Alibaba.com, tập trung vào thực chất và hiệu quả cho các doanh nghiệp”.

Sự gia tăng xuất khẩu ngành F&B thông qua thương mại điện tử

Giao thương trong lĩnh vực F&B trên toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, chiếm 9% tổng giá trị giao dịch toàn cầu. Trên Alibaba.com, hoạt động B2B đã chuyển lên môi trường trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhu cầu đối với các sản phẩm F&B trên nền tảng vào năm 2021 đã tăng vọt lên 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, nguồn cung hiện tại đang không đủ để đáp ứng nhu cầu, với tỷ lệ người mua so với người bán của ngành F&B ở mức 15:1. Điều này mang lại cơ hội vô cùng to lớn cho các doanh nghiệp F&B Việt Nam, để lấp đầy khoảng trống và tiếp cận người mua toàn cầu, đặc biệt đối với 30 triệu người mua đang đăng ký hiện nay trên Alibaba.com.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Stephen Kuo, Tổng Giám đốc Alibaba.com Châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ: “Các sản phẩm mới lạ từ nhiều nền văn hóa độc đáo sẽ mang lại trải nghiệm kỳ thú và niềm vui cho mọi người. Tiến trình toàn cầu hóa đang tái cấu trúc thế giới, các ngành công nghiệp và cụ thể là mô hình kinh doanh F&B. Tất cả, không chỉ khách hàng cuối mà cả các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, nhà hàng, đang tìm nguồn cung ứng F&B với chất lượng cao, và giá cả phù hợp từ các nhà cung cấp trên khắp thế giới. Đặc biệt, xuất xứ quốc gia là yếu tố đầu tiên mà người mua cân nhắc và ưu tiên. Các nhà cung cấp sản phẩm F&B của Việt Nam có vị thế nhất định trên Alibaba.com và mức độ phổ biến trên toàn cầu, điều này khiến người mua trên thế giới có xu hướng tìm kiếm các nhà cung cấp Việt Nam. Đây chính là thời điểm để các DNNVV tham gia và giành thắng lợi nhanh chóng”.

Nắm bắt cơ hội chưa từng có với các giải pháp kỹ thuật số Alibaba.com không chỉ là một công ty TMĐT mà còn giúp những doanh nghiệp khác trở thành doanh nghiệp TMĐT, bằng cách tiếp cận người mua từ 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ hiện là thị trường mua lớn nhất của cả nền tảng nói chung và của các nhà cung cấp Việt Nam nói riêng. Tiếp theo là Brazil và Canada ở Châu Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh ở Châu Âu. Tận dụng khả năng tiếp cận rộng trên khắp các thị trường toàn cầu, Alibaba.com cũng triển khai chiến lược thu hút người mua, tập trung vào 17 quốc gia tiềm năng và chất lượng nhất như Mỹ, Anh, Canada, Nhật Bản, v.v. Trong quý I năm nay, số lượng người mua trên nền tảng đã tăng 69% và người mua phát sinh giao dịch tăng 147%.

Cam kết hỗ trợ các DNNVV Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách tận dụng các công nghệ và giải pháp tiên tiến, Alibaba.com cung cấp nền tảng triển lãm trực tuyến 24/7 kéo dài quanh năm; hàng loạt các cơ hội để gặp gỡ những người mua mới; các khóa học và đào tạo để xây dựng đội ngũ kinh doanh xuyên biên giới chuyên nghiệp; và liên tục đưa ra các gói khuyến mãi khác nhau cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, vào tháng 10, Alibaba.com đã khai trương gian hàng F&B chuyên biệt, nhằm tạo ra một môi trường dành riêng cho các doanh nghiệp F&B trên toàn cầu. Để tăng cường tương tác giữa một khối lượng lớn người bán và người mua F&B, gian hàng cung cấp các tính năng công nghệ như video chuyên nghiệp, tài liệu quảng cáo đa phương tiện, livestream cá nhân, tham quan trực tuyến xưởng sản xuất, ra mắt sản phẩm trực tuyến, hội nghị trực tuyến trên ứng dụng, người điều phối ảo 24/7, v.v. Các doanh nghiệp trong ngành cũng sẽ có cơ hội tham gia các triển lãm F&B trực tuyến hàng năm, triển lãm thương mại theo mùa, triển lãm thương mại dành cho người mua, v.v.

Các DNNVV ngành F&B của Việt Nam sẽ được cung cấp các dịch vụ mới như: dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) nâng cấp, được đào tạo đội ngũ chăm sóc khách hàng, cập nhật báo cáo ngành thường xuyên, cùng với hàng loạt chiết khấu và quyền lợi độc quyền từ Alibaba.com trong cam kết thực hiện của nền tảng này đối với Việt Nam.

“It’s my time – Hội thảo xuất khẩu trực tuyến ngành F&B Việt Nam” cũng là một diễn đàn để các DNNVV trong nước chia sẻ câu chuyện thành công trong tình hình khó khăn chung do Covid-19, với hy vọng truyền cảm hứng cho những doanh nghiệp khác tạo ra đột phá của riêng mình thông qua xuất khẩu trực tuyến. Bà Đoàn Trần Thùy Linh, người sáng lập công ty CP SX&TM Kim Cương Xanh – nhà cung cấp cà phê, chia sẻ về hành trình của mình: “Covid-19 đã làm gián đoạn quá trình cung cấp cà phê của chúng tôi, khiến chúng tôi bị ngưng trệ. Nhờ mảng kinh doanh trực tuyến, chúng tôi mới có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Chúng tôi đã phải học cách thức xuất khẩu trực tuyến khi nhận thấy sản phẩm do các website TMĐT phân phối không bị giới hạn về thời gian và không gian. Thông qua các hội thảo của Alibaba.com, chúng tôi đã tái thiết lập được môi trường thuận lợi và mở ra cơ hội thúc đẩy xuất khẩu trực tuyến. Giờ đây, chúng tôi đã mở rộng thị trường không chỉ ở châu Á mà còn sang cả châu Âu”.

Thấu hiểu được lợi thế và tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, Alibaba.com sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Cục Xúc tiến thương mại để đưa ra các sáng kiến, và chương trình mới cho các DVNNV Việt Nam trong tất cả các ngành định hướng xuất khẩu, giúp cho mọi doanh nghiệp dễ dàng kinh doanh ở mọi nơi.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…