Cuộc đua Marathon ngành ẩm thực

Kinh doanh ẩm thực là một ngành kinh doanh hấp dẫn, nhưng dễ “chết yểu” nếu không chuẩn bị các phương án đi đường dài. Hàng ngàn doanh nghiệp lớn, nhỏ sẵn sàng vào cuộc kinh doanh, chia phần miếng bán
Cuộc đua Marathon ngành ẩm thực

Thực tế con đường kinh doanh không phải lúc nào cũng là màu hồng 

Chết vì chọn sai địa điểm

Trong lĩnh vực kinh doanh ẩm thực, địa điểm đóng vai trò quan trọng không thua gì kinh doanh địa ốc. Chọn địa điểm sai là xem như tự kết liễu doanh nghiệp mình. Vì kinh doanh ẩm thực gắn với nhu cầu thiết yếu hàng ngày, nhiều doanh nghiệp có khuynh hướng phải chọn mặt bằng kinh doanh là mặt tiền, khu dân cư đông đúc hoặc cao ốc văn phòng… Với các yếu tố đó, giá thuê mặt bằng tại các khu vực “đắc địa” được đẩy lên rất cao. Nhiều doanh nghiệp cho biết, họ phải có đội ngũ săn tìm mặt bằng, chấp nhận giá cao và khi có cơ hội là… nhào vô liền!

Chị Lê Thanh Hoa, một người đam mê ẩm thực, ấp ủ kinh doanh món ăn miền Trung kể rằng, tìm mặt bằng kinh doanh rất nan giải. Chỗ “chấm” được thì giá quá cao. Chỗ giá vừa vừa thì có khi lại lo chuyện khác: nơi giữ xe, lót tay cho A, B, C để được yên ổn kinh doanh. Bạn chị mách nên kinh doanh trong khu thương mại để khỏi lo chuyện chỗ gửi xe, chuyện công an dọn dẹp lòng lề đường, chuyện khách khứa… Là dân tài chính, khi tính toán lại tiền thuê mặt bằng, tiền chiết khấu lại cho trung tâm, chi phí đầu tư… chị Hoa nghĩ lại, quyết định không thuê nữa vì nếu thuê sẽ không còn lời!

Phải thường xuyên cập nhật các xu hướng mới mới có cơ hội chiếm được trái tim và… bao tử của người tiêu dùng

Đó là quyết định của người chưa “nhúng chân” hoàn toàn vào kinh doanh ẩm thực. Còn đối với chị N.N.Đ, kinh doanh bánh mì, bài học chọn địa điểm đã đẩy chị vô thế phá sản trong tích tắc. Chị Đ. cho biết, chị gom góp tiền đi làm trong nhiều năm để thuê mặt bằng ở khu trung tâm quận Gò Vấp với tiền đặt cọc 3 tháng. Địa điểm này vừa làm lò bánh mì vừa là nơi kinh doanh, văn phòng. Chỉ mới vài tháng, chủ nhà tuyên bố lấy lại mặt bằng. Không thể có địa điểm nào khác thay thế ngay, doanh nghiệp của chị… phá sản trong tức tưởi. Thậm chí đến giờ chị vẫn còn chưa biết xử lý sao với mớ đồ nghề chưa biết chứa ở đâu. Chưa kể kế hoạch mở rộng doanh nghiệp, xây thương hiệu, nhượng quyền các xe bánh mì của chị cũng phá sản vì đối tác không dám tin tưởng nữa.

Khác với chị Đ. bị “úp thuyền” vì mặt bằng; anh N.T lại tự “rút dù” dù chủ nhà sẵn sàng ưu ái cho doanh nghiệp của anh nhiều điều khoản thuận lợi khi thuê mặt bằng. Sau 3 tháng kinh doanh món ăn cho dân văn phòng tại chỗ và cả giao hàng online, nhưng anh N.T cảm thấy… có gì đó sai sai. Mặt bằng trong hẻm lớn, xe hơi ra vào được, lại ở trung tâm quận 3, nhưng việc kinh doanh vẫn không khá lên. Hai tháng đầu là khách quen biết, những tháng sau, nhóm bạn của anh cảm thấy âu lo khi ngày ngày nhân viên rảnh rỗi và vẫn tiếp tục phải “bơm tiền” cho quán hoạt động. Cuối cùng, khi nghe một người anh kinh doanh chia sẻ, nhóm quyết định “rút” để cắt lỗ. Chấp nhận mất tiền đặt cọc và toàn bộ việc đầu tư, trang trí quán, mua sắm đồ nghề… anh N.T rút ra bài học: mình quá vội vàng, không đánh giá hết mọi khía cạnh kinh doanh, không đáp ứng được thị hiếu của khách hàng nên thất bại toàn tập!

Cần sự chuyên nghiệp

Kinh doanh ẩm thực là một ngành đầy hấp dẫn, điều đó không khó nhận thấy khi bước ra đường, nhiều người dễ dàng bắt gặp hàng loạt hàng quán, quán ăn, nhà hàng mọc ra nhanh chóng. Một báo cáo của IFA, những ngành như nhà hàng, thức ăn nhanh chiếm đến 33% trong top 10 ngành nhượng quyền theo doanh thu năm 2016; ngành ẩm thực bán lẻ chiếm 5%. Rõ ràng việc kinh doanh ẩm thực là một ngành hứa hẹn nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp nhất là khi lớp người trẻ đang thể hiện xu hướng muốn đi ăn ngoài nhiều hơn.

Củng cố cho nhận định này, trong tháng 12/2017 công ty nghiên cứu thị trường Decision Lab đã đưa ra kết quả rằng, người tiêu dùng trẻ Việt Nam có khuynh hướng đi ăn bên ngoài tăng lên và chọn lọc hơn; những cửa hàng tiện lợi tiếp tục cung cấp nhiều loại thức ăn đáp ứng cho khách hàng; đối tượng khách hàng trẻ tiếp tục làm bùng nổ ngành kinh doanh ẩm thực. Đặc biệt, báo cáo cũng cho thấy, người tiêu dùng ở Hà Nội và TP.HCM đã gia tăng việc đi ăn uống bên ngoài nhiều hơn so với năm 2016. Tuy nhiên việc đi ăn uống bên ngoài của khách hàng cũng có xu hướng chọn lọc nhiều hơn. Điều này có nghĩa những kênh kinh doanh ẩm thực sẽ có sự chạy đua cùng nhau, sẽ có người thua, kẻ thắng theo sự dịch chuyển nhu cầu của người tiêu dùng.

Chị Lê Thị Hằng, một chủ chuỗi cửa hàng bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ nhận xét rằng, người tiêu dùng bây giờ rất sành điệu, có món gì mới họ cũng tiếp nhận nhanh chóng. Không giống như cách đây 5 – 7 năm, khi đó chờ người khác đi ăn, nhận xét, đánh giá ngon thì mới dám thử. Còn bây giờ với internet, Facebook nên họ đi ăn xong, post hình, chia sẻ và nhận xét về món ăn đồ uống… rất nhanh. Điều đó tạo ra sự lan truyền trong xã hội rất lớn.

Chính sự thay đổi này đã khiến những người chủ kinh doanh phải kỹ càng hơn trong việc kinh doanh của mình từ việc chọn thực đơn, gu ẩm thực, thói quen ăn uống của khách hàng, giờ giấc phù hợp, thuận tiện cho khách để tăng sự tương tác, tiếp thị. Ngay cả việc giao hàng tận nơi, có sản phẩm mới, sản phẩm tiện lợi cho khách mua mang đi… cũng phải được lên kế hoạch chi tiết để đáp ứng được khách hàng “ham vui, chóng chán”.

Anh Thue Quist Thomasen, Công ty Lab Decision nói rằng, tin tốt là người Việt sẵn sàng chi tiêu cho ăn uống bên ngoài. Tuy nhiên, nhà kinh doanh ngày nay càng phải chuyên nghiệp hơn, hiểu rõ khách hàng của mình nhiều hơn. Thậm chí khi kinh doanh một món ăn, đồ uống nào cũng phải nghĩ đến nhu cầu của nhóm khách hàng đó là gì, thường xuyên cập nhật các xu hướng thì mới có cơ hội chiếm được trái tim và bao tử của người tiêu dùng.

Theo Cát Nguyện/Doanhnhanonline

doanhnhanonline.com.vn/cuoc-dua-marathon-cua-nganh https://doanhnhanonline.com.vn/cuoc-dua-marathon-cua-nganh-thuc/

Có thể bạn quan tâm

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hanel bà Bùi Thị Hải Yến phát biểu

Hành trình 40 năm Hanel: Ngọn cờ tiên phong, bền bỉ cống hiến

Trải qua 40 năm không ngừng sáng tạo và phát triển, Hanel đã khẳng định vai trò tiên phong trong ngành công nghiệp công nghệ cao, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, đồng hành cùng sự phát triển của Thủ đô và cả nước…

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...