Đã phân bổ hơn 90% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023

Bộ Tài chính cho biết, tính đến hết tháng 1/2023, các cơ quan đơn vị đã lên kế hoạch phân bổ 638.613 tỉ đồng vốn đầu tư công năm 2023, trên tổng số 756.000 tỉ đồng được giao
Đã phân bổ hơn 90% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023

Theo đó, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn đầu tư công năm 2023 của 33/52 bộ, cơ quan trung ương và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Còn lại 19 bộ, cơ quan trung ương chưa có báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư, gồm: Văn phòng Chính phủ; Bộ Công an; Bộ Công thương; Bộ Y tế; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Nội vụ; Bộ Thông tin và Truyền Thông; Ủy ban dân tộc; Thanh tra Chính phủ; Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Viện Khoa học xã hội Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam; Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tập đoàn Điện lực.

Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 104.611 tỷ đồng, chiếm 14,8% kế hoạch Thủ tướng giao. Trong đó, số vốn chưa phân bổ của các bộ, cơ quan trung ương là 22.751 tỷ đồng, chiếm 11,71% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Số vốn chưa phân bổ tại các địa phương là 81.860 tỷ đồng, chiếm 15,96% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Nguyên nhân vốn trong nước chưa phân bổ chủ yếu là do các dự án chưa đảm bảo thủ tục đầu tư nên chưa đủ điều kiện để giao chi tiết kế hoạch vốn, trong đó chủ yếu là các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; vốn nước ngoài chưa phân bổ do chưa hoàn thành thủ tục ký hiệp định vay, chưa được ký thỏa thuận vay với nhà tài trợ hoặc đang lấy ý kiến nhà tài trợ để hoàn thiện thủ tục sử dụng vốn dư.

Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, có 32/63 địa phương giao kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương tăng so với Thủ tướng Chính phủ giao từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn tăng thu, nguồn xổ số kiến thiết của địa phương.

Bên cạnh đó, vẫn còn 18/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương. Nguyên nhân là do một số địa phương mới giao kế hoạch đợt 1, một số dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư, chưa phân bổ hết vốn đầu tư từ nguồn sử dụng đất, bội chi ngân sách địa phương.

Đối với vốn kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia, đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch vốn của 39/48 địa phương. Trong đó, có 16 địa phương đã phân bổ vốn chi tiết đến danh mục, 23 địa phương mới phân bổ vốn cho các đơn vị trực thuộc.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...