Đại biểu Quốc hội đề nghị không đưa thuốc kê đơn vào danh mục phân phối qua thương mại điện tử
Theo đại biểu đoàn TP.HCM, việc bán thuốc thông qua sàn thương mại điện tử có thể gặp nhiều bất cập, đặc biệt là về thuốc giả, thuốc kém chất lượng...
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan phát biểu tại buổi thảo luận
Thu Trang
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Phát biểu tại đây, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP.HCM) bày tỏ thống nhất với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội.
Về quy định về áp dụng thương mại điện tử, bán thuốc online, đại biểu cho rằng, chúng ta quản lý nhà thuốc truyền thống còn chưa nổi mà giờ lại tính tới bán thuốc online sẽ có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Đặc biệt là nguy cơ thuốc giả, thuốc kém chất lượng, rất khó phát hiện và xử lý.
“Ở trên không gian mạng, theo tôi thấy, các nội dung của dự thảo Luật về bán thuốc qua sàn giao dịch điện tử còn rất đơn giản và rời rạc, chưa đủ tính khả thi”, đại biểu nhận định.
Do vậy, đại biểu Lan đã đề nghị tuyệt đối không đưa thuốc kê đơn vào danh mục có thể phân phối qua thương mại điện tử. Đối với thuốc không kê đơn, việc áp dụng thương mại điện tử phải được cân nhắc ở giai đoạn khi nền pháp lý đã được hoàn thiện chặt chẽ và phải được tổ chức trong một khuôn khổ an toàn và trật tự hơn.
Bà Lan cho biết, hiện nay chưa phải là giai đoạn chín mùi để bán thuốc qua thương mại điện tử bởi công tác chuẩn bị chưa đầy đủ.
Bên cạnh đó, cho ý kiến về quy định thông tin và quảng cáo thuốc, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm để đáp ứng các yêu cầu cải cách hành chính, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc quy định này.
Theo đại biểu, hiện nay chúng ta vẫn đang áp dụng cơ chế quản lý tiền kiểm đối với quảng cáo thuốc và các thực phẩm chức năng. Trên thực tế, hoạt động quảng cáo thuốc và thực phẩm chức năng vẫn tồn tại nhiều bất cập.
Nhiều quảng cáo phóng đại gây nhầm lẫn, thậm chí lừa dối người tiêu dùng tràn lan trên các kênh thông tin khác nhau, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội, gây bức xúc trong cử tri và nhân dân.
Thực hiện chế độ tiền kiểm mà chúng ta vẫn đang còn vướng khó quản lý như vậy liệu khi chuyển sang chế độ hậu kiểm, chúng ta có thể thực hiện quản lý tốt được hay không?
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương)
Hoạt động quảng cáo thuốc có tính chất rất khác với các nội dung đã từng đặt ra vấn đề hậu kiểm. Đại biểu nêu thực tế, có bao nhiêu người trong số những người xem quảng cáo có đủ trình độ chuyên môn để đánh giá xem một sản phẩm thuốc hình thành từ các thành phần khác nhau có công dụng như thế nào, có tác dụng đến đâu để đánh giá được quảng cáo đó có vi phạm, phóng đại, gây nhầm lẫn cho người sử dụng hay không.
Vì vậy, dù quảng cáo thuốc có vi phạm, người tiếp cận quảng cáo cũng khó có thể phát hiện ra để phản hồi đến các cơ quan có thẩm quyền kịp thời xử lý nên việc thực hiện chế độ hậu kiểm sẽ rất khó khăn.
Do đó, bà Nga đề nghị vẫn tiếp tục duy trì chế độ hậu kiểm như hiện nay. Đồng thời, tăng cường công tác hậu kiểm để quản lý chặt chẽ hơn hoạt động quảng cáo thuốc và các thực phẩm chức năng trong thời gian tới.
Ngoài ra, dự thảo luật còn quy định khá mờ nhạt trong lĩnh vực sản xuất thuốc đông y, trong khi sản xuất thuốc đông y là thế mạnh dược phẩm của Việt Nam và có truyền thống lâu năm. Đại biểu đoàn Hải Dương đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung nội dung này đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Về quy định giao Bộ Quốc phòng và Bộ Công an cấp chứng chỉ hành nghề dược cho người phụ trách công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý, để đảm bảo sự thống nhất về mặt quản lý chuyên môn, tránh phát sinh các thủ tục vướng mắc trong quá trình thực hiện, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu thống nhất một đầu mối là giao cho Bộ Y tế cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, thuốc là là mặt hàng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người, tác động đến an ninh y tế nên các chính sách trong Luật Dược (sửa đổi) cần được dựa trên cơ sở “lấy người dân làm trung tâm”...
EVN vừa thông báo về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, đây là một thông tin quan trọng, chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến chi phí sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh…
Sáng ngày 9/5, vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt điều chỉnh giảm theo đà “lao dốc” của giá vàng thế giới trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố một thỏa thuận thương mại với Anh...
Giá vàng trong nước ổn định so với cuối ngày hôm qua, trong khi giá vàng thế giới đi lùi sau thông báo giữ nguyên lãi suất của Fed vào cuối ngày 7/5 (theo giờ Mỹ)...
Vào thời điểm mùa nắng nóng, người tiêu dùng thường lo lắng với những biến động rõ rệt trên hóa đơn tiền điện mỗi tháng, đơn vị cung cấp điện đưa ra khuyến cáo để người dân chủ động hơn trong việc kiểm soát lượng điện tiêu thụ…
Trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu tăng trưởng mới, ngành năng lượng có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi đặc thù là "đầu vào của mọi đầu vào" của nền kinh tế…
Ngược dòng với đà giảm của giá vàng thế giới, vàng trong nước tiếp tục tăng, hiện vàng SJC đang niêm yết 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra)…
Lòng se điếu – món đặc sản nổi bật với hương vị giòn, ngọt, ăn không ngấy như ăn lòng non thông thường, đã trở thành đề tài gây tranh cãi sôi nổi trong cộng đồng yêu ẩm thực...
Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn tăng trưởng, tuy nhiên tác động của chính sách thuế quan vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần của các thị trường xuất khẩu chính…
Lợi dụng tầm ảnh hưởng, một số người nổi tiếng đã thực hiện hành vi quảng cáo sản phẩm có dấu hiệu gây nhầm lẫn về công dụng so với những thông tin đã được công bố…
Quá trình đàm phán vẫn tiếp diễn, nhưng không thể xem nhẹ những hệ lụy tiêu cực mà thông báo thuế quan của Mỹ đã tác động đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có ngành sản xuất của Việt Nam…
Giá vàng SJC và nhẫn trơn đồng loạt giảm mạnh 1,5 triệu đồng mỗi lượng sau kỳ nghỉ lễ, hiện vàng miếng xuống dưới 120 triệu đồng, vàng nhẫn còn 115 triệu đồng...