Đại học Bách Khoa lập quỹ khởi nghiệp 50 tỷ đồng

Đại học Bách Khoa vừa lập Quỹ đầu tư mạo hiểm BK Fund 50 tỷ đồng. Quỹ khởi nghiệp này đặt mục tiêu thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ 4.0 và nhắm đến các dự án khởi nghiệp trong nước.
Trước mắt, quỹ BK Fund sẽ tập trung đầu tư vào các công ty khởi nghiệp
Trước mắt, quỹ BK Fund sẽ tập trung đầu tư vào các công ty khởi nghiệp

BK Fund tạm thời do công ty Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ Bách khoa Hà Nội (BK Holdings) quản lý. Đại học Bách Khoa Hà Nội không góp vốn bằng tiền mà đóng góp bằng thương hiệu và quyền sử dụng thương hiệu của trường, tương đương 15% cổ phần của Quỹ. Mức cổ phần này sẽ không thay đổi theo thời gian và quy mô của quỹ.

Trước mắt, quỹ sẽ tập trung đầu tư vào các công ty khởi nghiệp. Mục tiêu ban đầu là giúp các đề tài nghiên cứu tiềm năng và những ý tưởng đổi mới, sáng tạo của giảng viên và sinh viên Bách Khoa. Đây là cơ hội để các ý tưởng từ trên giấy bước ra đời sống, trở thành các sản phẩm thương mại đáp ứng nhu cầu của xã hội. Dự kiến quỹ rót vào mỗi dự án khoảng một tỷ đồng, kéo dài trong 4,5 năm.

Ông Hoàng Minh Sơn - Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết thêm, bên cạnh Quỹ BK Fund, nhà trường cũng xây dựng Đề án xây dựng Trung tâm chuyển giao công nghệ, với vai trò kết nối giữa nhà khoa học với doanh nghiệp; tạo thành một hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Nếu được phê duyệt thành lập, đây sẽ là trường Đại học đầu tiên của cả nước thành lập Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo Nghị định 38 về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

Bà Thạch Lê Anh, người sáng lập Quỹ Đầu tư Vietnam Silicon Valley cho biết, trên thế giới, quỹ mạo hiểm lớn nhất không phải là tư nhân mà là trường đại học, cụ thể là hai trường đại học hàng đầu của Mỹ là Havard với quỹ hơn 300 tỷ USD và Stanford với khoảng 290 tỷ USD. Các nhà đầu tư hoàn toàn có thể ủy thác cho BK Fund. Ngược lại, Đại học Bách Khoa cũng có thêm nguồn thu để phát triển hệ thống đào tạo và giáo dục.

Dự kiến, Quỹ BK Fund sẽ ra mắt vào ngày 10-10-2020.

Xem thêm

Khởi nghiệp khó gọi vốn ngoại

Khởi nghiệp khó gọi vốn ngoại

Dòng vốn ngoại chảy vào các dự án trong nước ngày càng nhiều (đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ). Nhưng phần lớn doanh nghiệp khởi nghiệp lại rơi vào tình trạng khó khăn ở khâu gọi vốn đầu tư từ dòng vốn ngoại.

Có thể bạn quan tâm

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hanel bà Bùi Thị Hải Yến phát biểu

Hành trình 40 năm Hanel: Ngọn cờ tiên phong, bền bỉ cống hiến

Trải qua 40 năm không ngừng sáng tạo và phát triển, Hanel đã khẳng định vai trò tiên phong trong ngành công nghiệp công nghệ cao, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, đồng hành cùng sự phát triển của Thủ đô và cả nước…

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...