“Đám mây đen” trần nợ phủ kín Phố Wall

Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đã kết thúc ở mức thấp hơn vào 24/5 khi cuộc đàm phán giữa Nhà Trắng và các đại diện của Đảng Cộng hòa về việc nâng trần nợ của Mỹ tiếp tục kéo dài mà không đạt được thỏa thuận…

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 255,59 điểm, tương đương 0,77%, còn 32.799,92 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 30,34 điểm, tương đương 0,73%, còn 4.115,24 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giảm 76,08 điểm, hay 0,61%, xuống 12.484,16 điểm.

Mười trong số 11 lĩnh vực thuộc S&P 500 đều đã kết thúc ở vùng tiêu cực, trong đó bất động sản có mức giảm nhiều nhất. Năng lượng là lĩnh vực duy nhất tăng điểm. 

Ở các diễn biến cổ phiểu riêng lẻ, PacWest Bancorp mất hơn 2% sau khi ngân hàng bán chi nhánh cho vay bất động sản của mình. 

Cổ phiếu của Citigroup Inc giảm 3,1% khi ngân hàng hủy bỏ thương vụ bán đơn vị cho vay tiêu dùng Banamex trị giá 7 tỷ USD và thay vào đó chọn tiến hành IPO. 

XPeng giảm mạnh hơn 5% sau công bố doanh số bán hàng của công ty xe điện Trung Quốc giảm mạnh trong quý đầu tiên trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng trên thị trường xe điện Trung Quốc, kết hợp với sự phục hồi không đồng đều kể từ khi nước này dỡ bỏ các hạn chế Covid-19. 

Trong khi đó, nhà bán lẻ Kohl's Corporation ghi nhận mức tăng tích cực nhờ vào báo cáo lợi nhuận vượt ước tính trong quý đầu tiên sau các động thái cắt giảm hàng tồn kho.

Cổ phiếu Agilent Technologies Inc và chủ sở hữu TurboTax, Intuit Inc đều trượt giảm lần lượt 6% và 7,5% trước các dự báo lợi nhuận và doanh thu hàng năm đáng thất vọng.  

Khoảng 9,7 tỷ cổ phiếu được trao tay trên các sàn giao dịch của Mỹ, so với mức trung bình hàng ngày là 10,5 tỷ trong 20 phiên gần đây.

Chỉ số Biến động CBOE, được gọi là thước đo mức độ sợ hãi của Phố Wall, dao động quanh mức cao nhất trong ba tuần.

chứng khoán Mỹ

Sự thiếu tiến triển trong việc tăng giới hạn nợ 31,4 nghìn tỷ USD của chính phủ Mỹ trước thời hạn ngày 1/6 sau nhiều vòng đàm phán đã khiến các nhà đầu tư trở nên căng thẳng hơn khi nguy cơ vỡ nợ ngày càng cao. 

Trong cuộc họp báo cuối buổi sáng 24/5, chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cho biết các nhà đàm phán vẫn còn mâu thuẫn về giới hạn chi tiêu và đổ lỗi cho Đảng Dân chủ quá chậm trễ quá trình này. 

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen trước đây đã cảnh báo các nhà lập pháp rằng khả năng vỡ nợ vào đầu tháng 6 là rất có thể xảy ra. Bà Yellen đã nhắc lại một lần nữa vào cùng ngày và chỉ ra một số căng thẳng trên thị trường tài chính khi có những lo ngại rằng nước Mỹ có thể chứng kiến ​​tình trạng vỡ nợ đầu tiên trong lịch sử.

“Cho đến ngày hôm qua, thị trường vẫn phần nào lạc quan về giải pháp trần nợ của Mỹ. Nhưng giờ đây khi chúng ta tiến gần hơn tới ngày X, ngày 1/6, rõ ràng tâm lý chung đã bị dao động”, ông Angelo Kourkafas, chiến lược gia đầu tư cấp cao tại Edward Jones bình luận,

Các cổ phiếu Phố Wall vẫn giao dịch quanh mức thấp trong ngày ngay cả khi biên bản cuộc họp tháng 5 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được công bố mới đây cho thấy các quan chức Fed thấy rằng nhu cầu tăng thêm lãi suất đã trở nên ít chắc chắn hơn. 

Giới đầu tư kỳ vọng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tạm dừng chiến dịch tăng lãi suất mạnh mẽ tại cuộc họp ngày 13 và 14/6 tới. 

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết ông vẫn lo ngại về tình trạng lạm phát và mặc dù có thể bỏ qua việc tăng lãi suất vào tháng tới nhưng việc chấm dứt hoàn toàn chiến dịch tăng lãi suất là không thể. 

Ông Paul Nolte, cố vấn tài sản cấp cao và chiến lược gia thị trường tại Murphy & Sylvest Wealth Management, nhận xét: “Nền kinh tế vẫn đang hoạt động tốt và theo quan điểm của Fed, thực sự không có lý do gì để từ bỏ chính sách tiền tệ đang thắt chặt”. 

Ở các khu vực khác trên thế giới, chỉ số STOXX chuẩn của châu Âu giảm 1,8% xuống mức thấp nhất trong 1 tháng rưỡi, do lạm phát cơ bản của Vương quốc Anh tăng vọt và nhiều thương hiệu xa xỉ bị mất giá trên thị trường đã ảnh hưởng đến tâm lý ưa rủi ro.

Các công ty xây dựng nhà ở Anh dẫn đầu sự sụt giảm trên FTSE 100 sau khi dữ liệu cho thấy một thước đo cốt lõi được theo dõi chặt chẽ về tốc độ tăng trưởng giá của Anh đã tăng lên mức cao nhất trong 31 năm vào tháng 4, củng cố thêm khả năng Ngân hàng Trung ương Anh sẽ sớm tăng lãi suất.

Lĩnh vực hàng xa xỉ của Châu Âu giảm 1,7% xuống mức thấp nhất trong 7 tuần do các hoạt động bán tháo tiếp tục diễn ra.

Chỉ số rộng nhất của MSCI về cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản giảm 1,1%. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 0,41%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…