DATC xử lý khoản nợ trăm tỷ của thời trang NEM

Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) vừa thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá khoản nợ phải thu hơn 118 tỷ đồng (tính đến ngày 30/6/2019) của CTCP Thương mại NEM .
DATC xử lý khoản nợ trăm tỷ của thời trang NEM

Trong đó, nợ gốc gần 61 tỷ đồng và nợ lãi 57 tỷ đồng. Giá chào bán khởi điểm là gần 43,2 tỷ đồng. Giá chào bán khởi điểm là gần 43,2 tỷ đồng. Thời gian DATC nhận hồ sơ đấu giá là từ ngày 10-17/12/2019.

Khoản nợ này từng được ngân hàng VietinBank rao bán hồi tháng 9/2018. Tiền lãi của khoản nợ lúc đó mới chỉ gần 50 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm là toàn bộ hàng tồn kho luân chuyển (hàng thời trang: quần, áo, đầm...) của công ty. Tại thời điểm 30/6/2018, giá trị hàng tồn kho của công ty theo ghi nhận là 33,9 tỷ đồng.

Công ty Thương mại NEM được thành lập đầu năm 2009 do ông Trương Việt Bình là người đại diện theo pháp luật, là một thành viên trong hệ thống các công ty có liên quan đến thương hiệu NEM. Thương hiệu NEM ra đời từ năm 2002, hiện có 86 cửa hàng trên toàn quốc và gần một nửa số này tập trung ở Hà Nội và TP HCM. Sản phẩm của hãng hướng đến đối tượng khách hàng nữ công sở từ 20 đến 40 tuổi.

Cuối năm 2017, Stripe International - một nhà đầu tư đến từ Nhật Bản đã mua lại 70% cổ phần của Thương mại NEM. Động thái này nằm trong kế hoạch tham gia thị trường Việt Nam Stripe International , xa hơn là ASEAN với tiềm năng về dân số và tăng trưởng kinh tế.

Theo đánh giá của Stripe International tại thời điểm thâu tóm, NEM là hãng thời trang công sở với tốc độ mở mới hơn 10 cửa hàng mỗi năm và doanh thu đạt mức tăng trưởng 20%. Sau khi mua lại NEM, Stripe International kỳ vọng thương hiệu Việt Nam có khả năng đạt được mục tiêu doanh thu 26 triệu USD trong năm 2017 (tức khoảng gần 600 tỷ đồng).

Trong thời gian gần đây, thương hiệu thời trang NEM vướng phải lùm xùm về nhãn mác. Cụ thể, ngày 4/11, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (Đội số 17) đã kiểm tra cơ sở may mặc tại 503 Bát Khối, phường Thạch Bàn, quận Long Biên.

Tại thời điểm kiểm tra công nhân may của cơ sở này đang thực hiện việc cắt tem nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài và đính thay bằng nhãn NEM, IFU trên các sản phẩm quần áo.

Hàng hóa gồm 66 bao quần áo các loại có chữ nước ngoài, 2130 sản phẩm quần áo đã gắn nhãn IFU, 16 bao quần áo gắn nhãn NEM, 6 bao túi xách và 4 bao quần áo đã cắt nhãn gốc. Ước tổng khối lượng hàng hóa khoảng 4 tấn, tổng trị giá hàng hóa khoảng 2 tỷ đồng.

Toàn bộ hàng hóa trên do nước ngoài sản xuất, chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc có cả hàng hóa của NEM, IFU.

Phản hồi về thông tin này, đại diện hãng thời trang NEM cho biết doanh nghiệp này hoàn toàn không biết cơ sở sản xuất tại Long Biên đã làm nhái các thương hiệu Việt; trong đó có một số ít nhãn mác gắn nhãn hiệu NEM.

Đồng thời, hãng thời trang NEM sẽ phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý thị trường Hà Nội để bảo hộ thương hiệu của mình. Trong trường hợp đơn vị sản xuất hàng nhái không chứng minh đựợc hóa đơn chứng từ hợp lệ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Xem thêm

Ngân hàng khó bán nợ xấu - Vì sao?

Ngân hàng khó bán nợ xấu - Vì sao?

Thời gian qua, các ngân hàng đã tăng cường đấu giá tài sản nhằm xử lý nợ xấu, tuy nhiên, không ít thương vụ bất thành vì mức giá khởi điểm đưa ra quá cao.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...