Đến năm 2021 sẽ hoàn thành việc chuyển đổi sang thẻ chip đối với toàn bộ thẻ nội địa

Đây là phát biểu của ông Nghiêm Thanh Sơn – Phó Vụ trưởng Vụ thanh toán tại buổi họp báo quý III của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Đến năm 2021 sẽ hoàn thành việc chuyển đổi sang thẻ chip đối với toàn bộ thẻ nội địa

Theo số liệu của NHNN, hoạt động thanh toán, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán dịch vụ công trong quý III vừa qua tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh.

Cụ thể trong 7 tháng đầu năm 2020,  tổng số lượng giao dịch qua Hệ thống Thanh toán Điện tử liên ngân hàng đạt 82,2 triệu món, giá trị đạt 59,1 triệu tỷ đồng, tăng 13,61% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019.

Hệ thống chuyển mạch bù trừ các giao dịch bán lẻ đạt 606,3 triệu món và đạt 4,9 triệu tỷ đồng (tăng 74,07% về số lượng và tăng 106,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019).

Về hoạt động thẻ, số lượng giao dịch thanh toán qua thẻ đạt gần 205,6 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 475.900 tỷ đồng (tăng tương ứng 29,7% và 15,8% so với cùng kỳ năm 2019).

Về giao dịch thanh toán qua internet, số lượng giao dịch đạt 240,9 triệu giao dịch với giá trị đạt 15,2 triệu tỷ đồng, tăng 39,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt 574,4 triệu giao dịch với giá trị đạt 5,9 triệu tỷ đồng, tăng 184,2% về số lượng và 186,3% về giá trị so với cùng kỳ.

Tính đến cuối tháng 7, số lượng thẻ ngân hàng đang lưu hành tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2019,  đạt mức 107,7 triệu thẻ. Đại diện NHNN cho biết hiện đang “thúc” các đơn vị thực hiện đúng tiến độ Kế hoạch chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip tại Việt Nam.

Một điểm nhấn khác là thanh toán dịch vụ công tiếp tục được triển khai rộng rãi. Các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đang tích cực triển khai kết nối thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công của các Bộ, ngành, địa phương.

Đáng chú ý, trong đầu tháng 9, CTCP toán quốc gia Việt Nam (Napas) đã hoàn thành kết nối tới Cổng dịch vụ công Quốc gia, trong đó hoàn thành tích hợp 2 dịch vụ công đầu tiên là nộp thuế phí trước bạ ô tô xe máy và nộp Bảo hiểm xã hội (chiếm 50% nhu cầu thanh toán dịch vụ công hiện tại). Dự kiến Napas tiếp tục mở rộng ra các dịch vụ khác trong thời gian tới.

Thị trường thanh toán trong thời gian tới cũng kỳ vọng tiếp tục bùng nổ tkhi nhiều khung pháp lý ra đời.

Theo đó, ông Sơn cho biết hiện NHNN đang hoàn tất các thủ tục để sớm ban hành dự thảo Thông tư bổ sung, sửa đổi Thông tư 23/2014/TT-NHNN về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trong đó có nội dung hướng dẫn việc mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử (eKYC) không cần gặp mặt trực tiếp để thúc đẩy tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thanh toán.

Bên cạnh đó, NHNN đã trình Thủ tướng dự thảo Quyết định về việc phê duyệt thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money) .

Trong thời gian tới, cơ quan quản lý các tổ chức tín dụng cũng sẽ đánh giá kết quả thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và sẽ đưa ra kế hoạch cho giai đoạn 5 năm tiếp theo.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...