Đến năm 2050, Hà Nội có 10 tuyến đường sắt đô thị, tổng chiều dài 417,8 km

Tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội cần có 10 tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT), trong đó 5 tuyến đi trong khu vực trung tâm, 5 tuyến kết nối đến các đô thị vệ tinh và vùng ven.
Đến năm 2050, Hà Nội có 10 tuyến đường sắt đô thị, tổng chiều dài 417,8 km

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Thùy Linh

Được biết, 2 tuyến số 1 và 2A do Bộ GTVT làm chủ đầu tư.

Tuyến số 1 Ngọc Hồi - Yên Viên - Như Quỳnh gồm có 2 nhánh. Nhánh 1 có lộ trình Ngọc Hồi - Ga Hà Nội - Gia Lâm - Yên Viên, dài 26 km, sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản. Dự án nhánh 1 đã được Bộ GTVT phê duyệt, cơ bản hoàn thành thiết kế kỹ thuật, và điều chỉnh phân kỳ đầu tư từ 2017 đến sau năm 2025. Nhánh 2 Gia Lâm - Dương Xá, dài 7,4 km được đưa vào danh mục đầu tư đến năm 2030.

Tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông, dài 13 km, đã hoàn thành 98% khối lượng xây dựng; 88% khối lượng lắp đặt thiết bị; đang chạy thử liên động toàn tuyến. Trước đó, tuyến ĐSĐT số 2A đã được thông báo bàn giao về cho Hà Nội vận hành, khai thác thương mại trước Tết Nguyên đán 2019.

TP. Hà Nội cũng đang làm chủ đầu tư 2 dự án ĐSĐT số 2 và số 3.

Tuyến ĐSĐT số 2 Nội Bài - Thượng Đình - Bưởi. TP đang đặt mục tiêu, từ nay tới năm 2020, sẽ hoàn thành đoạn tuyến Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (11,5 km); và đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình, (5,9 km). Hai đoạn tuyến: Thượng Đình - Vành đai 2,5 - Bưởi (7 km) và Nội Bài - Thăng Long (17,4 km) dự kiến đầu tư đến năm 2030; sau 2030 sẽ kéo dài tuyến lên Sóc Sơn (10,2 km).

Tuyến ĐSĐT số 3 Trôi - Nhổn - Yên Sở gồm 3 đoạn: Nhổn - Ga Hà Nội (12,5 km); Trôi - Nhổn (5,9km); Ga Hà Nội - Yên Sở - Hoàng Mai (7,3 km). Dự kiến, sau năm 2030, tuyến số 3 sẽ được kéo dài đến Sơn Tây (30km). Riêng đoạn tuyến Nhổn - Ga Hà Nội, sử dụng vốn vay ODA; dự kiến hoàn thành vào năm 2021.

3 đoạn tuyến ĐSĐT đang làm thủ tục nghiên cứu báo cáo tiền khả thi gồm: Tuyến số 2, đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình; tuyến số 5, đoạn Văn Cao - Hòa Lạc - Ba Vì. Và tuyến số 3, đoạn Ga Hà Nội - Hoàng Mai dài 8,7km với 8,13 km đi ngầm. Dự án có tiến độ đầu tư thực hiện từ năm 2018-2025, có thể đưa vào vận hành, khai thác thương mại năm 2026.

Tuyến ĐSĐT số 5, đoạn Văn Cao - Hòa Lạc, đi qua các quận Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm; các huyện Hoài Đức, Quốc Oai và Thạch Thất có tốc độ thiết kế đoạn đi ngầm là 90 km/giờ; đoạn đi cao và đi bằng là 120 km/giờ; chiều dài toàn tuyến 38,4 km. Dự án có tiến độ đầu tư thực hiện từ năm 2018 - 2025, có thể đưa vào vận hành, khai thác thương mại năm 2026.

Tuyến ĐSĐT số 8 Sơn Đồng - Mai Dịch - Dương Xá cũng đang được nghiên cứu với tổng chiều dài 39,1 km, gồm 2 nhánh: Sơn Đồng - Mai Dịch (đầu tư đến năm 2030) và Mai Dịch - Vành đai 3 - Dương Xá (đầu tư sau năm 2030).

Ngoài ra, Hà Nội còn 4 tuyến ĐSĐT chưa triển khai gồm: tuyến số 4 Mê Linh - Sài Đồng - Liên Hà; số 6 Nội Bài - Ngọc Hồi; số 7 Mê Linh - Hà Đông; và tuyến số 10 Sơn Tây - Hoà Lạc Xuân Mai, đều nằm trong quy hoạch từ nay đến năm 2030.

>> Chạy thử 5 đoàn tàu tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông vào ngày 20/9

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...