Điểm nghẽn dữ liệu kéo sụt tiến trình đô thị thông minh
Phát triển đô thị thông minh là quản lý và phát triển đô thị dựa trên dữ liệu. Nhưng đến nay mới chỉ khoảng 10% cơ quan nhà nước có cung cấp dữ liệu mở và mở dữ liệu.
Hà Phương
Thiếu dữ liệu khó xây dựng đô thị thông minh
Muốn phát triển đô thị thông minh thì phải dựa trên cơ sở dữ liệu, như cơ sở dữ liệu không gian đô thị, cơ sở dữ liệu hạ tầng kỹ thuật đô thị, cơ sở dữ liệu dân cư… ông Đinh Hoàng Long, Phó Trưởng phòng Dịch vụ số, Cục Chuyển đổi số quốc gia – Bộ Thông tin và Truyền thông nhận định.
Ông Long cho rằng, muốn triển khai đô thị thông minh thì phải gom các cơ sở dữ liệu này lại trong một kiến trúc tổng thể, bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ trong tổ chức triển khai.
Tuy nhiên, ông Long cũng cho biết, qua theo dõi của Cục Chuyển đổi số quốc gia, phần lớn các địa phương hiện nay đang gặp phải khó khăn liên quan đến kết nối, chia sẻ dữ liệu ở tại địa phương và kết nối, chia sẽ dữ liệu giữa địa phương với các bộ, ngành Trung ương.
Đến nay mới chỉ khoảng 10% cơ quan nhà nước có cung cấp dữ liệu mở và mở dữ liệu, khiến cho việc tái sử dụng và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu phục vụ cho đô thị thông minh còn thấp.
Một phần nguyên nhân bởi vì các địa phương tuy có triển khai đô thị thông minh, nhưng chưa có Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh. Chỉ 20/50 địa phương triển khai đô thị thông minh đã ban hành Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh, nhưng chất lượng các bản Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh còn chưa được tốt, mới chỉ khái quát chung chung các thành phần ICT chứ chưa đi vào chi tiết cụ thể.
Khung kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh thể hiện vai trò trung tâm, làm cầu nối của ICT kết nối các thực thể tự nhiên vật lý (môi trường, sông ngòi, rừng núi,…) và hạ tầng cứng (điện, đường, trường, trạm,…) để cung cấp dịch vụ phục vụ quản lý và phát triển ĐTTM cho người dùng.
Bên cạnh thiếu khung kiến trúc ICT, các địa phương hiện nay đang rất thiếu các chuyên gia phân tích dữ liệu, mặc dù dữ liệu đã được mở nhưng dữ liệu chỉ có giá trị khi được khai thác, sử dụng.
Thậm chí, đội ngũ CNTT của địa phương làm công tác tham mưu triển khai ICT cho đô thị thông minh gần như chưa được đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản về đô thị thông minh, ông Long nói và đề nghị các địa phương nên tăng cường bồi dưỡng, nâng cao kiến thức của đội ngũ CNTT địa phương về đô thị thông minh.
Xây dựng đô thị thông minh là quá trình lâu dài
Đánh giá về tình hình xây dựng đô thị thông minh hiện nay, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Nguyễn Huy Dũng cho biết, phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam hiện nay là không phải là vấn đề mới, mà đã được triển khai và đã có những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, các địa phương hiện nay vẫn đang chủ yếu tập trung vào phát triển và cung cấp các dịch vụ tiện ích đô thị thông minh chủ yếu gắn với chính quyền điện tử, chính quyền số.
Trong khi đó, phát triển đô thị thông minh cần chú trọng đến công tác quy hoạch và quản lý đô thị thông minh, quản lý đô thị để giải quyết căn cơ bài toán của đô thị như giao thông, năng lượng, môi trường... và mục tiêu hướng đến là nâng cao chất lượng cuộc sống và mức độ hài lòng của người dân trong đô thị.
"Về bản chất thì phát triển đô thị thông minh, chứng nhận việc chuyển đổi số trong phạm vi quy mô đô thị và lấy người dân làm trung tâm", Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nói.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhìn nhận, xây dựng đô thị thông minh là một quá trình liên tục, lâu dài. Trong đó nguồn lực để triển khai cần phải được chuẩn bị cẩn thận, và đặc biệt là cần làm và cần có tư duy về đô thị thông minh ngay từ khâu quy hoạch phát triển đô thị.
"Phải coi đây là một nhiệm vụ mà chúng ta làm từ đầu khi Luật Quy hoạch phát triển đô thị, trong đó các cơ quan Trung ương tập trung và ban hành chính sách, tiêu chuẩn kết nối, tiêu chuẩn dữ liệu, còn việc triển khai tổ chức triển khai hiệu quả là trách nhiệm của các địa phương", ông Dũng nói.
Nói rõ hơn về quan điểm trên, ông Nguyễn Nhật Quang, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam cho rằng, muốn xây dựng đô thị thông minh cần bám theo nguyên tắc tam quy. Thứ nhất là phải quy hoạch thông minh. Thứ hai, cần quy chế để những gì xây mới, nâng cấp, cải tạo... phải bao hàm sự thông minh hóa. Thứ ba là quy chuẩn để các thực thể thông minh liên kết với nhau.
Ông lấy ví dụ, hiện nay hầu hết lĩnh vực từ y tế, giáo dục cho đến giao thông đều đã thực hiện chuyển đổi số, nhưng các nền tảng này lại không "nói chuyện" với nhau, không trao đổi dữ liệu được cho nhau.
Đà Nẵng hiện nay được xem là địa phương phát triển đô thị thông minh tốt nhất và hiệu quả nhất. Ông Lê Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã nêu 7 kinh nghiệm phát triển đô thị thông minh:
Ông Lê Quang Nam
Thứ nhất là quyết tâm chính trị, cam kết của lãnh đạo thành phố thông qua các chủ trương nghị quyết, chính sách vĩ mô; các kế hoạch cụ thể của từng cơ quan, địa phương.
Thứ hai là xác định mục tiêu hướng đến một hệ thống thông minh toàn diện với một chiến lược tổng thể về công nghệ bền vững mà mỗi một trụ cột phát triển sẽ hỗ trợ, thúc đẩy, tạo ra các sáng kiến và động lực phát triển mới cho nhau một cách tuần hoàn: Quản trị - Kinh tế - Giao thông – Môi trường – Đời sống – Công dân.
Thứ ba là, hiểu rõ thế mạnh, hạn chế của địa phương, từ đó xác định những vấn đề cần ưu tiên thực hiện phù hợp với nguồn lực nhằm đảm bảo khả năng và tiến độ đạt được mục tiêu đề ra.
Thứ tư là, ban hành Kiến trúc kỹ thuật Thành phố thông minh và triển khai đảm bảo tuân thủ theo Kiến trúc để có lộ trình đồng bộ, kế thừa, tương thích và hiệu quả.
Thứ năm là lựa chọn triển khai thí điểm trong phạm vi hẹp, đánh giá kết quả làm cơ sở triển khai nhân rộng, không làm dàn trải, quy mô lớn.
Thứ sáu là, một dự án Thành phố thông minh cần tính đến khía cạnh nhân văn, xã hội và môi trường và cần phải kết hợp đầy đủ các khía cạnh liên quan đến quản trị, cơ sở hạ tầng, con người và xã hội.
Thứ bảy là huy động hợp tác quốc tế và trong nước; triển khai phát triển đô thị thông minh gắn với phát triển sản phẩm Made in Việt Nam và phát triển kinh tế số của Thành phố.
Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM vừa ký kết thoả thuận tài trợ với Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ cho dự án “Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh cho TP.HCM”.
Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng tại Hội nghị cấp cao Thành phố thông minh 2020 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức hôm nay (24/11), tại Hà Nội.
Tại Diễn đàn Phát triển Bền vững Đô thị Việt Nam tổ chức ở Hà Nội, ông Lê Nho Thông - Phó Giám đốc Kinh doanh Công nghệ Năng lượng số của Huawei Việt Nam đã có bài trình bày về báo cáo “Giải pháp năng lượng bền vững cho các khu đô thị trong quá trình chuyển đổi số đô thị”.
Hà Nội dự kiến hỗ trợ 3 triệu đồng/xe máy đối với cá nhân, 4 triệu đồng/xe máy đối với hộ cận nghèo... và mỗi cá nhân được hỗ trợ tối đa một xe đến hết năm 2030...
Trong bối cảnh Hà Nội ngày càng đối mặt với áp lực lớn về môi trường, hạ tầng và chất lượng sống đô thị, Chỉ thị số 20/CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/7/2025 đã đánh dấu một bước ngoặt "xanh" quan trọng...
Bộ Công an chính thức tiếp nhận quyền đại điện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước...
Thành phố Hà Nội sẽ kêu gọi doanh nghiệp cung ứng phương tiện xanh đưa ra chế độ ưu đãi nhất để người dân chuyển đổi xe chạy xăng sang xe điện, thậm chí hỗ trợ vào giá thành...
Sau sáp nhập, thành phố Hải Phòng đứng trước những cơ hội tuyệt vời để quảng bá môi trường đầu tư, tiềm năng kinh tế và chính sách khuyến khích đầu tư kinh doanh tới các nền kinh tế APEC…
Tối 13/7, TS. Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA đã tổ chức buổi tiệc thân mật tiếp đón Ngài Kalganov Vyacheslav Gennadievich, Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Saint Petersburg, Liên bang Nga – một người bạn thân thiết đang có chuyến công tác tại Việt Nam...
Thành phố Hà Nội đang nghiên cứu cơ chế hỗ trợ, thu đổi khoảng 450.000 xe máy sử dụng xăng dầu trong khu vực Vành đai 1 và sẽ có thêm các chính sách hỗ trợ khác cho người dân...
Nhiều doanh nghiệp "chai mặt" nợ bảo hiểm từ tháng này qua tháng khác, từ năm này qua năm khác, khiến cơ quan bảo hiểm dù đã phải dùng cách công khai trên các phương tiện truyền thông nhưng nợ vẫn hoàn nợ...
Theo Thủ tướng, khi xây dựng dự án Luật Thương mại điện tử vừa thiết kế công cụ để quản lý, kiểm tra, giám sát, trong đó có quản lý chất lượng hàng hóa, quản lý thuế, phòng chống buôn lậu, lừa đảo, hàng giả, hàng nhái...
Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp là tài liệu thiết thực, đóng vai trò là cẩm nang hữu ích giúp các địa phương nắm rõ quy định, thẩm quyền, quy trình...
Những tuyến đường phố của Hà Nội dự kiến cấm xe máy xăng hoạt động từ tháng 7/2026 nằm trong Vành đai 1 như Trần Nhật Duật, Lê Duẩn, Nguyễn Xiển, Thanh niên, Phan Đình Phùng...
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định coi trọng quan hệ với Việt Nam, mong muốn tiếp tục thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, cùng phối hợp giải quyết các vấn đề còn tồn tại...
Thành phố Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị ngầm, gồm 8 tuyến với tổng chiều dài khoảng 320,25km,191 nhà ga, trong đó có 81,2km đi ngầm và 68 ga ngầm...
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu khởi tố, bắt tạm giam thêm 4 bị can trong vụ án tại Công ty Cổ phần Khoáng sản Thiên An Phát, trong đó có Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá...
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đồng loạt tổ chức khởi công các dự án giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào 19/8/2025...
Thủ tướng yêu cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi có dự án đường sắt đi qua, báo cáo tình hình chuẩn bị công việc giải phóng mặt bằng; chủ động tổ chức triển khai, không trông chờ, ỷ lại...