Điện thoại iPhone, Samsung gặp khó tại Trung Quốc

Doanh số điện thoại nhập ngoại tại Trung Quốc đã lao dốc trong tháng 11/2024, khi Apple và Samsung đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu nội địa như Huawei, Xiaomi...

Điện thoại iPhone, Samsung gặp khó tại Trung Quốc

Doanh số điện thoại nhập ngoại tại Trung Quốc đã giảm mạnh trong tháng 11/2024, một lần nữa cho thấy thách thức lớn mà hai thương hiệu hàng đầu thế giới là Apple và Samsung đang gặp phải tại thị trường tỷ dân.

Trong tháng 11, số lượng điện thoại di động nước ngoài được giao tại Trung Quốc (số lượng sản phẩm mà nhà sản xuất gửi đến các đơn vị bán lẻ, phân phối hoặc trực tiếp đến tay người tiêu dùng) chỉ vào khoảng 3,04 triệu chiếc, thấp hơn nhiều so với mức 5,769 triệu chiếc ghi nhận vào cùng kỳ năm ngoái.

Con số 3,04 triệu cho thấy đà giảm 47,4% so với tháng 11/2023 và mức giảm 51% so với tháng 10/2024.

Tính toán được dựa trên dữ liệu từ Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc (CAICT). Mặc dù CAICT không cung cấp chi tiết dữ liệu theo từng thương hiệu, nhưng Apple vốn là thương hiệu nắm phần lớn thị phần điện thoại di động nước ngoài tại Trung Quốc, trong khi các đối thủ như Samsung chỉ chiếm một phần nhỏ trên thị trường.

Apple đã kỳ vọng dòng sản phẩm iPhone 16, được ra mắt vào tháng 9/2024, sẽ giúp công ty lấy lại động lực tăng trưởng tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, “Nhà Táo” cũng hứa hẹn sẽ mang tới một loạt tính năng trí tuệ nhân tạo hiện đại thông qua phần mềm Apple Intelligence. Tuy nhiên, Apple Intelligence hiện chưa có mặt tại Trung Quốc do các quy định phức tạp liên quan đến AI tại quốc gia này.

Trong khi đó, một số đối thủ Trung Quốc đã nhanh chóng tung ra các tính năng AI của riêng mình và có sẵn trên các thiết bị của họ.

Khi doanh số liên tục suy giảm và thị phần bị thu hẹp, Apple đã phải chủ động triển khai một chương trình khuyến mãi hiếm hoi kéo dài 4 ngày tại Trung Quốc vào đầu năm mới 2025, bao gồm việc giảm giá 500 nhân dân tệ (68,50 USD) cho các mẫu điện thoại hàng đầu của hãng.

Điều này một lần nữa chỉ ra tầm quan trọng của Trung Quốc đối với Apple. Riêng vào năm 2024, CEO Apple Tim Cook đã nhiều lần đến thăm quốc gia tỷ dân nhằm củng cố quan hệ đối tác với các nhà phân phối địa phương, đồng thời quảng bá Apple Intelligence tới một số doanh nghiệp nước bạn.

Có thể thấy, Apple đang phải đối mặt với áp lực vô cùng lớn tại thị trường điện thoại lớn nhất thế giới, khi hãng phải đối diện với sự cạnh tranh quyết liệt từ các thương hiệu nội địa như Huawei, Xiaomi, Oppo…

Đặc biệt, Huawei nổi lên như một đối thủ mạnh nhất của Apple tại Trung Quốc kể từ khi hãng chính thức quay lại phân khúc cao cấp vào tháng 8/2023 thông qua việc ra mắt chipset tiên tiến được sản xuất nội địa.

Huawei, mặc dù từng bị tê liệt bởi các lệnh trừng phạt quốc tế, đã chứng kiến sự hồi sinh vào cuối năm 2023 và nhanh chóng tung ra hàng loạt dòng điện thoại thông minh tiên tiến, ấn tượng được người tiêu dùng địa phương đón nhận nồng nhiệt.

Đà tăng trưởng của Huawei đã vượt xa Apple trong quý 3/2024 theo dữ liệu mới nhất từ công ty nghiên cứu IDC.

Vào quý 2/2024, Apple có thời điểm trượt khỏi danh sách Top 5 nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất của Trung Quốc, nhưng sau đó đã phục hồi được phần nào vào quý 3. Tuy nhiên, doanh số smartphone của “Nhà Táo” tại Trung Quốc vẫn giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước nữa. Ngược lại, doanh số Huawei lại “nhảy vọt” tới 42%.

Nhìn chung về toàn cảnh thị trường, số lượng điện thoại được giao tại Trung Quốc trong tháng 11/2024, bao gồm cả các thương hiệu nội địa, đã giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2023 xuống còn 29,61 triệu chiếc.

Tình trạng bất ổn kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên và lo ngại về giảm phát là những nguyên nhân chính đã ảnh hưởng tiêu cực tới chi tiêu hộ gia đình.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...