Điều gì khiến bất động sản và xây dựng là 2 nhóm cổ phiếu "thăng hoa" nhất trong năm 2017?

Giai đoạn 2017-2018 sẽ là thời điểm tăng trưởng mạnh về KQKD bởi độ trễ trong việc ghi nhận KQKD của ngành BĐS theo thông tư 200 (phải bàn giao nhà mới được ghi nhận doanh thu).
Điều gì khiến bất động sản và xây dựng là 2 nhóm cổ phiếu "thăng hoa" nhất trong năm 2017?

CTCK BIDV (BSC) vừa công bố “Báo cáo triển vọng ngành quý 2/2017” với những đánh giá khá tích cực về nhóm cổ phiếu bất động sản và xây dựng.

Giai đoạn 2017 – 2018 tăng trưởng mạnh về KQKD của ngành BĐS

Theo BSC, số liệu giao dịch trên thị trường BĐS thời gian gần đây là khá sôi động. Trong quý 4/2016, tại Hà Nội số lượng căn hộ đã bán đạt 6.730 căn (tăng 18,1% so với cùng kỳ 2015), tại thành phố Hồ Chí Minh là 10.200 căn (tăng 36%). Tính cả năm 2016, số lượng căn hộ giao dịch tại Hà Nội và TP.HCM lần lượt đạt 24.030 căn và 30.922 căn, tăng 32% và 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu thống kê cũng cho biết tổng doanh thu năm 2016 của các doanh nghiệp BĐS trên sàn đạt 96,5 nghìn tỷ (tăng 59,5% so với năm trước), LNST đạt 6,9 nghìn tỷ (tăng 6%) và chỉ có 29/62 doanh nghiệp có KQKD cải thiện so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc lợi nhuận có mức tăng khiêm tốn hơn so với mức tăng của doanh thu cũng như chỉ có 47% doanh nghiệp BĐS có tăng trưởng về lợi nhuận tiếp tục cho thấy bức tranh phân hóa trong ngành khi chỉ những doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng, uy tín và đảm bảo tiến độ mới có nhiều cơ hội gia tăng lợi nhuận trong bối cảnh nguồn cung sản phẩm đang dồi dào trên thị trường.

Cũng theo BSC, giai đoạn 2017-2018 sẽ là thời điểm tăng trưởng mạnh về KQKD bởi độ trễ trong việc ghi nhận KQKD theo thông tư 200 (phải bàn giao nhà mới được ghi nhận doanh thu). Do đó, KQKD của nhiều doanh nghiệp triển khai các dự án lớn và có tiến độ bán hàng tốt sẽ cải thiện mạnh như Novaland (NVL), VinGroup (VIC), Sacomreal (SCR), Khang Điền (KDH), CEO…

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2018 – 2019 sẽ tiếp tục xuất hiện những dự án lớn nhằm gối đầu cho những dự án hiện hữu, có thể kể đến như Water Bay, Palm Marina (Novaland), Saigoners Riverside, Luxgarden (Đất Xanh), Plaza Tản Đà, Jamona Bình Tây (Sacomreal), Centrosa Garden (Hà Đô), …

Với những phân tích trên, BSC đưa ra đánh giá KHẢ QUAN với các cổ phiếu trong ngành bất động sản khi các doanh nghiệp vẫn đang tích cực đẩy mạnh hoạt động bán hàng, các dự án mở mới đều thu hút được sự quan tâm của người mua nhà, đồng thời giao dịch trên thị trường BĐS vẫn sôi động. Việc thu được tiền ứng trước từ khách hàng với các dự án đang mở bán giúp doanh nghiệp cân đối được dòng tiền và giảm bớt áp lực phụ thuộc vào dòng vốn vay của ngân hàng vốn đang bị siết chặt theo TT36.

Cổ phiếu xây dựng bứt tốc cùng ngành bất động sản

Bên cạnh nhóm bất động sản, các cổ phiếu ngành xây dựng cũng được BSC đánh giá khá cao với động lực chính đến từ (1) Backlog (giá trị hợp đồng chưa thực hiện) của các doanh nghiệp đầu ngành xây dựng dân dụng tiếp tục lập đỉnh: Coteccons (32.000 tỷ), Hòa Bình (23.000 tỷ); Licogi 16 (700 tỷ) và (2) triển vọng tích cực đối với mảng xây dựng công nghiệp nhờ dòng vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam. Cụ thể, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2017, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, tăng thêm và mua cổ phần đạt 3,4 tỷ USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn giải ngân đạt 1,55 tỷ USD (tăng 3,3%).

BSC duy trì đánh giá KHẢ QUAN với ngành xây dựng trong năm 2017. Bên cạnh triển vọng tích cực về hoạt động sản xuất kinh doanh, BSC đánh giá các cổ phiếu ngành Xây dựng cũng đang có định giá khá hấp dẫn.

Ngoài các cổ phiếu đầu ngành đã có đợt tăng giá mạnh trong quý I vừa qua, BSC đánh giá nhóm cổ phiếu tầm trung của ngành hiện cũng đang khá hấp dẫn như FCN, CTI, LCG, VNE…

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...