Điều gì khiến cổ phiếu ACB "nóng bỏng" trở lại?

Giá cổ phiếu ngân hàng ACB đã tăng hơn 10% từ 17.000 đồng/cp lên 19.000 đồng/cp trong bối cảnh nhóm cổ phiếu ngân hàng ảm đạm.
Điều gì khiến cổ phiếu ACB "nóng bỏng" trở lại?

Một tuần trở lại đây cổ phiếu ACB có những giao dịch đột biến, khối lượng khớp lệnh của ACB tăng vọt trong ngày 28/9 lên 960.000 cổ phiếu, hai ngày tiếp theo ở mức trên 400.000 cổ phiếu và gần 300.000 cổ phiếu trong khi các tháng đầu năm cổ phiếu ACB chỉ giao dịch quanh mức 100.000 cổ phiếu/phiên.

Giá cổ phiếu này cũng đã tăng từ 17.000 đồng/cp lên 19.000 đồng/cp trong bối cảnh nhóm cổ phiếu ngân hàng ảm đạm.

Trừ cổ phiếu VCB được hỗ trợ bởi thông tin bán cổ phần cho đối tác chiến lược, thì hầu hết các cổ phiếu ngân hàng khác đều giảm mạnh. STB từ đầu năm đến nay giảm hơn 28%, xuống còn 9.300 đồng/cp, SHB giảm 34% từ 7.000 đồng/cp xuống 4.600 đồng/cp, BID giảm 19% từ 21.000 đồng/cp xuống còn 17.000 đồng/cp, CTG loanh quanh vùng giá 17.000 đồng/cp, MBB quanh 15.000 đồng/cp.

CTCP Chứng khoán Bản Việt đã đưa ra khuyến nghị mua với cổ phiếu ACB do tăng trưởng ấn tượng từ các hoạt động ngân hàng cốt lõi diễn ra trong nửa đầu năm nay, giúp thúc đẩy việc giải quyết các tài sản có vấn đề, và làm tăng chất lượng tài sản trong bảng cân đối kế toán.

VCSC cho rằng ACB có khả năng lớn sẽ tạo ra LNST cao cho cổ đông từ năm tới, khi phần lớn các vấn đề tồn đọng được giải quyết, đặc biệt là năm 2018 khi tất cả các vấn đề được kỳ vọng sẽ giải quyết xong.

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016 của ACB đạt 828 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó LNTT từ các hoạt động ngân hàng cốt lõi trong 6 tháng đầu năm nay tăng đáng kể 57,5%.

Theo VCSC, tăng trưởng cao từ các hoạt động ngân hàng cốt lõi này giúp ACB đẩy nhanh tiến độ xử lý các vấn đề tồn đọng trong năm 2016 Trong thuyết minh báo cáo tài chính của ACB, ACB đang trong quá trình thực hiện các thủ tục nhận chuyển nhượng bất động sản của ngân hàng dầu khí Toàn cầu (GPBank) để cấn trừ nợ 252 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn đã gửi tại GPBank, sau khi ngân hàng này bị NHNN mua 0 đồng vào 7/7/2015.

Trước đó GPBank đã chuyển nhượng cho ACB 500 tỷ mệnh giá của một công ty cổ phần trong nước để cấn trừ 520 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn của ACB tại GPBank. Ngoài ra, ACB còn đang có khoản tiền gửi có kỳ hạn 400 tỷ tại ngân hàng Xây dựng đã quá hạn lãi. Khoản này đã được phân loại vào loại nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Tại ngày 31/1/2015, NHNN mua lại bắt buộc toàn bộ vốn tại ngân hàng Xây dựng với giá 0 đồng, ACB đã gửi công văn đề nghị NHNN cho ACB điều chỉnh kỳ hạn thu hồi khoản tiền gửi tại VNCB và khoản lãi liên quan, đến ngày 29/12/2015 NHNN đã phê duyệt quyết định trên và khoản tiền gửi này sẽ được thu hồi hàng năm theo lộ trình đến 30/9/2020.

Theo VCSC, khoản vay liên ngân hàng của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) và ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) dự kiến được giải quyết trong năm nay khi đạt được thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước và 2 ngân hàng trên, giúp tăng thu nhập lãi vay từ năm 2016 và tạo nên 1 khoản hoàn nhập dự phòng năm 2017.

VCSC đánh giá ACB sẽ có một tương lai tích cực. Mức tăng mạnh LNTT từ hoạt động ngân hàng cốt lõi 57,5% trong 6 tháng đầu năm báo hiệu một chu kỳ tăng trưởng dài hạn, khi bảng cân đối kế toán của ngân hàng không còn bị tác động bởi vấn đề tài sản tồn đọng hoặc trích dự phòng.

Theo Hoàng Ly/NDH

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...