Định hướng nhiệm vụ năm 2023 của Ngân hàng Nhà nước

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, kiểm soát lạm phát, đảm bảo mục tiêu Quốc hội đặt ra, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ chính trị lớn nhất, trong điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2023.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đánh giá, năm 2022 là năm có nhiều khác biệt so với mọi năm, trong điều hành vĩ mô nói chung và với ngành Ngân hàng nói riêng. Nền kinh tế vừa trải qua hai năm khó khăn do dịch bệnh Covid-19, lại bị chịu ảnh hưởng bởi lạm phát thế giới tăng cao, cùng xung đột Nga - Ukraine,... khiến nền kinh tế đất nước bị ảnh hưởng.

Nhưng nhờ có nhiều biện pháp hỗ trợ phục hồi của Chính phủ, nền kinh tế đang từng bước hồi phục. Nhiều doanh nghiệp vực dậy rất nhanh, nhưng vẫn còn không ít doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền, thị trường lao động, thiếu hụt nguyên vật liệu, đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, chuỗi sản xuất trong nước và quốc tế…

Về định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2023, Phó Thống đốc cho biết, kiểm soát lạm phát, đảm bảo mục tiêu Quốc hội đặt ra, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ chính trị lớn nhất.

Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước sẽ liên tục rà soát, sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách, các văn bản dưới luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bảo đảm thị trường tiền tệ, ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, thông suốt, bền vững.

Để thực hiện mục tiêu này, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành thận trọng, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Điều này nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Điều tiết tiền tệ hợp lý, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với tình hình thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ.

Điều hành tăng trưởng tín dụng hợp lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ của ngành ngân hàng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách tín dụng cho người nghèo, người có thu nhập thấp, mua nhà ở xã hội thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội…

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước triển khai quyết liệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”. Trong đó, đẩy mạnh xử lý nợ xấu; tăng cường công tác thanh tra và nâng cao hiệu quả công tác giám sát an toàn vĩ mô và vi mô; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý đối với các tổ chức tín dụng...

Tiếp đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ liên tục rà soát, sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách, các văn bản dưới luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bảo đảm thị trường tiền tệ, ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, thông suốt, bền vững.

Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số hoạt động ngân hàng để áp dụng các mô hình kinh doanh mới và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ tiện ích, an toàn đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước sẽ luôn đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...