DN vận tải TP. HCM: Khổ sở vì chính sách

Căng thẳng đang ngày một tăng cao trong quan hệ giữa nhiều DN xe bus của TP. Hồ Chí Minh với Sở Giao thông Vận tải (GTVT) và UBND thành phố.
DN vận tải TP. HCM: Khổ sở vì chính sách

Doanh nghiệp kêu cứu

Mới đây, 9 DN vận tải xe bus ở TP> HCM vừa ký đơn gửi UBND, HĐND TP. HCM cùng lãnh đạo Sở GTVT, Sở Tài chính, Liên minh HTX TP.HCM kiến nghị xem xét, bổ sung kinh phí trợ giá cho xe bus năm 2019.

Trong đơn gửi, các DN vận tải cho rằng mức trợ giá xe bus hiện nay không thỏa đáng, không đủ chi phí tối thiểu cho xe bus hoạt động.

Các DN này cho biết, năm 2019, Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP.HCM (thuộc Sở GTVT TP.HCM) xây dựng dự toán trợ giá trên 1.000 tỉ đồng, trong đó dự toán dành cho 100 tuyến xe bus có trợ giá là 892,9 tỉ đồng cùng với dự kiến nguồn thu tăng thêm từ việc điều chỉnh giá vé xe bus.

Phương án này của trung tâm được xây dựng dựa trên dự tính có cả khoản thu tăng 91 tỉ đồng từ việc tăng giá vé trong năm 2019 cho cả hệ thống với điều kiện lượng hành khách không giảm so với năm 2018.

Tuy nhiên, theo các DN vận tải, việc tăng trưởng mà trung tâm đưa ra là bất hợp lý, không có tuyến xe bus nào có thể thực hiện được.

Cụ thể, mức tăng trưởng kỳ vọng của trung tâm là 10,67%, bên cạnh đó trung tâm tiếp tục khoán thêm doanh thu cho 100 tuyến xe bus là 18,72%. Trong khi đó, các đơn vị vận tải đang phải vay mượn tiền để gồng mình duy trì hoạt động bởi lượng hành khách đi lại đang giảm hơn 14,8%, tiền bán vé tăng thêm từ việc tăng giá không đủ bù cho việc kéo giảm trợ giá trên mỗi tuyến.

Trong khi đó, các DN vận tải đã kiến nghị điều chỉnh mức trợ giá nhưng thời gian kiến nghị kéo dài dẫn đến nhiều tuyến xe bus hoạt động mất ổn định do không cân đối được thu chi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dịch vụ và sụt giảm lượng hành khách đi trên các tuyến xe bus. Hệ quả là nhiều tuyến xe bus không thể duy trì, đã phải ngưng hoạt động như các tuyến 40, 37, 60, 95, 149.

Do đó, các DN vận tải kiến nghị đến các cấp lãnh đạo TP xem xét, nhanh chóng giải quyết một số vấn đề nhằm tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xe bus đang rơi vào tình trạng bế tắc.

Cụ thể, các DN vận tải xe bus kiến nghị uBND TP nhanh chóng ban hành bộ đơn giá chi phí mới cho xe bus và được áp dụng từ 1/1/2019, thay thế bộ đơn giá từ năm 2012 không còn phù hợp, qua đó bổ sung kinh phí trợ giá cho xe bus duy trì hoạt động.

Đồng thời, uBND TP sớm có cơ chế, chính sách cấp bù chênh lệch giá nhiên liệu CNG (nhiên liệu sạch), như bù chênh lệch giá nhiên liệu diesel vì Công ty PV Gas (đơn vị cung cấp CNG) liên tục đòi tăng giá nhiên liệu CNG lên 15,8%.

Đối với các tuyến xe bus không hiệu quả, ít khách, đề nghị cho cắt giảm chuyến hoặc ngưng hoạt động để giảm lỗ, tiết kiệm ngân sách cho những tuyến hiệu quả hơn.

Đối với những tuyến xe bus cũ, chưa đầu tư mới và không đầu tư mới được vì không có hiệu quả, các DN đề nghị được trả lại luồng tuyến cho TP, vì nếu chạy không hiệu quả mà bỏ tuyến lại bị phạt. Cụ thể là các tuyến số 6, 14, 47, 56, 66, 94, 145... Các tuyến xe bus đề nghị được giảm chuyến để giảm lỗ: 13, 15, 16, 48, 57, 61, 73, 144, 151.

"Giữa những thắc mắc khó khăn trên, hồi đầu tháng 5 Vừa qua, 4.000 thùng tài liệu nặng tổng cộng khoảng 40 tấn, trong đó có các hồ sơ về trợ giá nhiều năm qua chưa được quyết toán, đã bị cháy rụi.

Chính sách oái oăm

Có thể thấy, vấn đề cốt lõi của bản kiến nghị trên là là mức trợ giá xe bus cho các doanh nghiệp hoạt động hiện nay không phù hợp, khiến doanh nghiệp vận tải điêu đứng.

Thực tế, trước đây, một quy luật bất thành văn, cứ sau chu kỳ 5 năm thì TP.HCM sẽ rà soát, điều chỉnh lại định mức và đơn giá chi phí vận chuyển để phù hợp với sự thay đổi chủng loại xe, giá cả vật tư phụ tùng.

Cụ thể, năm 2005, trên một số định mức theo qĐ 3165 ngày 07/08/2003, TP đã ban hành đơn giá chi phí theo quyết định 05/2005/QĐ-UB. Đến năm 2009, TP.HCM lại ban hành bộ định mức tại quyết định số 76/2009/QĐ-UBND, và Đơn giá chi phí vận chuyển tại quyết định 77/2009/QĐ-UBND. Đến năm 2012, do thay đổi tiền lương và nhiên liệu, ngày 9/6/2012, TP đã ban hành Đơn giá chi phí theo quyết định 23/2012/QĐ-UBND.

Năm 2014, TP lại tiếp tục chỉ đạo xây dựng lại định mức, đơn giá chi phí vận chuyển.
Theo chu kỳ đó, ngày 28/12/2018, uBND TP.HCM đã duyệt Bộ định mức kinh tế kỹ thuật đối với hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe bus trên địa bàn TP, thay thế Bộ đơn giá cũ từ năm 2012, để bổ sung kinh phí trợ giá cho xe bus duy trì hoạt động. Nhưng đến nay, Bộ định mức này vẫn đang chờ uBND Thành phố chờ phê duyệt.

Nhưng nếu nhìn vấn đề một cách xa hơn, những “khó khăn” trong việc trợ giá xe bus tại TP. HCM đã tồn tại từ lâu.

Chẳng hạn đầu năm 2018, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh nhận thấy kinh phí trợ giá không đủ, nên đã làm văn bản đề nghị uBND TP Hồ Chí Minh duyệt tăng thêm 330 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 30% tổng kinh phí đã được duyệt. Để cho... nhanh, khi đề nghị này chưa được duyệt, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh đã đàm phán để ký hợp đồng với các DN dựa trên tổng kinh phí đã được đề nghị tăng này.

Kết quả tất yếu là, khi đề nghị này bị từ chối, Sở GTVT TP Hồ Chí Minh buộc phải đàm phán lại lần hai với các DN và “ấn định” tăng doanh thu bán vé, để có thể cân đối được với nguồn kinh phí trợ giá cho đủ cả năm không được tăng thêm. Theo đó, mức doanh thu “ấn định” này do Sở GTVT TP Hồ Chí Minh yêu cầu tăng lên gần gấp đôi (lên tới 37% so mức 20% của lần đầu) khiến các DN không còn đường lùi.

Chưa kể lịch sử để lại hơn 7.400 tỉ đồng tiền trợ giá xe bus từ năm 2011 đến 2017 hiện nay vẫn chưa rõ đã thanh toán xong chưa. Thông tin mới nhất, lãnh đạoTP cam kết đến tháng 6/2019 sẽ giải quyết xong, nhưng đến nay chưa ai nói thêm về vấn đề này. Hệ quả, DN xe bus “lãnh đủ”, khi tiền trợ giá vừa thấp vừa chậm, và có khi không được quyết toán.

Có thể bạn quan tâm