Doanh nghiệp “họ” An Phát Holdings đồng loạt ghi nhận doanh thu sụt giảm mạnh trong năm 2023

Năm 2023, các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán thuộc hệ sinh thái An Phát Holdings đều ghi nhận doanh thu giảm mạnh, nhưng lợi nhuận lại có xu hướng tăng so với cùng kỳ...

Giá hạt nhựa ổn định, doanh nghiệp “họ” An Phát Holdings đều báo lãi trong năm 2023
Giá hạt nhựa ổn định, doanh nghiệp “họ” An Phát Holdings đều báo lãi trong năm 2023

Công ty Cổ phần Tập đoàn An Phát Holdings (mã chứng khoán: APH) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 và lũy kế cả năm 2023 với nhiều điểm sáng. Cụ thể, doanh thu thuần trong quý cuối cùng của năm 2023 đạt 3.186 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ chủ yếu nhờ giảm quy mô thương mại. Kết quả, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 98 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với mức lỗ 162 tỷ đồng cùng kỳ năm 2022.

Công ty giải trình hoạt động sản xuất kinh doanh đã tăng trưởng trở lại về mặt lợi nhuận, đồng thời giá hạt nhựa ổn định hơn khiến mảng thương mại đã có lãi so với cùng kỳ.

Doanh thu cả năm 2023 của An Phát Holdings đạt 14.522 tỷ đồng, giảm 16% so với năm 2022. Biên gộp cải thiện từ 8,8% năm 2022 lên 9,8% năm 2023. Chi phí tài chính và chi phí bán hàng giảm lần lượt 13% và 29% so với cùng kỳ.

Theo đó, công ty này ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 221 tỷ đồng gấp 3,8 lần năm 2022. Trong đó, đóng góp chủ yếu là nhờ sự tăng trưởng trở lại mảng sản xuất bao bì và báo lãi mảng thương mại hạt nhựa.

Tính đến ngày 31/12/2023, tổng tài sản của An Phát Holdings đạt 12.324 tỷ đồng, trong đó tiền và tương đương tiền đạt 2.505 tỷ đồng, tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu đạt 0,23 lần.

Hiện tại, An Phát Holdings có ba công ty thành viên đang niêm yết trên sàn chứng khoán là Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh (mã chứng khoán: AAA), Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội (mã chứng khoán: NHH) và Công ty Cổ phần An Tiến Industries (mã chứng khoán: HII). Những doanh nghiệp này vừa qua cũng công bố kết quả kinh doanh năm 2023 với mức tăng trưởng ấn tượng.

Trong đó, Nhựa An Phát Xanh ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2023 đạt 311 tỷ đồng, gấp hơn 2,7 lần so với năm 2022, chủ yếu do mảng sản xuất bao bì tăng trưởng trở lại và mảng thương mại có lãi khi giá hạt nhựa diễn biến ổn định hơn trong năm 2023.

Biên gộp tăng mạnh từ 7,1% lên 8,8% dù doanh thu đạt 12.622 tỷ đồng, giảm 18% so với năm 2022 do giảm quy mô hoạt động thương mại và giá hạt nhựa trung bình năm thấp hơn. Đồng thời, chi phí bán hàng giảm 23% do giảm cước vận tải so với mặt bằng cao năm 2022.

Nếu tính riêng quý 4/2023, doanh thu thuần hợp nhất của Nhựa An Phát Xanh đạt 2.685 tỷ đồng, giảm 21% so với quý 4/2022, chủ yếu do giảm quy mô thương mại. Lợi nhuận gộp đạt 309 tỷ đồng, gấp 7,6 lần so với cùng kì 2022, đóng góp chủ yếu do mảng bao bì tăng trưởng trở lại và hoạt động sản xuất thương mại hạt nhựa báo lãi so với lỗ cùng kì khi giá hạt nhựa không biến động mạnh.

Biên gộp quý 4/2023 đạt 11,5%, mức cao nhất từ quý 2/2019 tới nay. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 107 tỷ đồng và 92 tỷ đồng, cải thiện mạnh mẽ so với mức lỗ 159 tỷ đồng và lỗ 149 tỷ đồng cùng kỳ năm 2022.

Tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản hợp nhất đạt 11.535 tỷ đồng, trong đó tiền và tương đương tiền đạt 2.435 tỷ đồng, tỷ lệ nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu đạt 0,09 lần.

Tương tự, báo cáo tài chính quý 4/2023 của Nhựa Hà Nội cho biết doanh thu trong kỳ qua đạt 514 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng quý 4/2022 nhưng tăng 5% so với quý 3/2023. Lợi nhuận sau thuế đạt 38 tỷ đồng, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2022, đóng góp chủ yếu bởi phục hồi hoạt động mảng nhựa kỹ thuật và mảng nhựa xây dựng tăng trưởng.

Lũy kế năm 2023, Nhựa Hà Nội ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 2.039 tỷ đồng và 96 tỷ đồng, giảm 14% so với năm 2022, chủ yếu do công ty tái cấu trúc tập khách hàng và xử lý hàng tồn kho.

Một thành viên khác của “họ” An Phát Holdings là An Tiến Industries cho biết doanh thu thuần của quý cuối năm 2023 đạt 1.478 tỷ đồng, giảm 46% so với cùng kỳ. Trong khi đó, lãi sau thuế đã cải thiện từ mức lỗ 158 tỷ đồng vào quý 4/2022 lên 17 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2023, doanh thu An Tiến Industries đạt 7.882 tỷ đồng, giảm 26% so với năm 2022 do giảm quy mô thương mại và nền giá hạt nhựa năm 2023 thấp hơn 2022. Lợi nhuận gộp đạt 419 tỷ đồng, tăng 80% so với 2022, biên gộp tăng mạnh từ 2,2% lên 5,3%.

Lợi nhuận sau thuế năm 2023 đạt 80 tỷ đồng, tăng trưởng vượt bậc so với mức lỗ 143 tỷ năm 2022, đóng góp chủ yếu do mảng thương mại có lãi trở lại khi giá hạt nhựa diễn biến ổn định hơn trong năm 2023.

Xem thêm

Năm Rồng, điểm tựa nào cho tăng trưởng kinh tế bay cao?

Năm Rồng, điểm tựa nào cho tăng trưởng kinh tế bay cao?

Những tín hiệu khởi sắc của kinh tế vĩ mô sẽ quay trở lại nhờ động lực chính đến từ việc hoạt động xuất khẩu phục hồi kéo theo tăng trưởng sản xuất công nghiệp, đẩy mạnh đầu tư công, nới lỏng chính sách tiền tệ và sự phục hồi của tiêu dùng nội địa nhờ các biện pháp kích cầu...

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...