Phố Wall phục hồi trong lúc giới đầu tư ngóng chờ hàng loạt dữ liệu quan trọng mới

Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào 29/1 khi những người tham gia thị trường chờ đợi hàng loạt báo cáo thu nhập vốn hóa lớn, dữ liệu kinh tế và cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang trong tuần này…

Phố Wall phục hồi trong lúc giới đầu tư ngóng chờ hàng loạt dữ liệu quan trọng mới

Kết thúc phiên 29/1, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 224,02 điểm (+0,59%) lên 38.333,45 điểm. S&P 500 thêm 36,96 điểm (+0,76%) và đóng cửa ở mức 4.927,93 điểm. Nasdaq Composite leo vọt 172,68 điểm (+1,12%) thành 15.628,04 điểm.

10 trong số 11 chỉ số ngành thuộc S&P 500 đều tăng điểm, dẫn đầu là hàng tiêu dùng không thiết yếu, tăng 1,37%, tiếp theo là công nghệ thông tin tăng 0,97%. Năng lượng là ngành giảm duy nhất.

Ở các diễn biến riêng lẻ, Tesla Inc tăng 4,2% sau những tiết lộ của công ty về kế hoạch vốn đầu tư mới.

Meta Platforms thêm 1,7% sau khi công ty môi giới Jefferies tăng giá mục tiêu đối với cổ phiếu này từ 425 USD lên 455 USD.

Công ty công nghệ tài chính SoFi Technologies tăng vọt 20,2% nhờ công bố lợi nhuận quý 4.

Trong khi đó, Warner Bros Discovery mất 1,2% khi công ty môi giới Wells Fargo hạ cấp nền tảng phát trực tuyến từ “tăng tỷ trọng" xuống "trung lập”.

Nhà sản xuất robot hút bụi iRobot giảm 8,8% do công ty và Amazon hủy bỏ kế hoạch sáp nhập trước sự phản đối của các cơ quan quản lý chống độc quyền của EU.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 10,3 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với mức trung bình 11,5 tỷ cổ phiếu trong 20 phiên trước đó.

Với các chỉ số hàng đầu tăng 3,3% trong tháng đầu tiên của năm 2024, BlackRock đã nâng quan điểm chung về chứng khoán Mỹ từ "trung lập" lên “tăng tỷ trọng”.

Ryan Detrick, chiến lược gia trưởng thị trường tại Carson Group nhận xét: “Hôm nay có thể là sự bình yên trước cơn bão. Chúng ta bước sang một tuần với nhiều diễn biến đáng chú ý như thu nhập, Fed, báo cáo việc làm và những bất ổn địa chính trị đang diễn ra”.

Một loạt báo cáo thu nhập từ các cổ phiếu công nghệ sẽ bắt đầu từ Thứ Ba với Alphabet Inc và Microsoft Corp; Qualcomm Inc và Thứ Tư và đỉnh điểm là vào thứ Năm với Apple Inc, Amazon.com và Meta Platforms Inc. Các kết quả được theo dõi chặt chẽ khác bao gồm General Motors Inc vào thứ Ba, Boeing Co vào thứ Năm, với các ông lớn dầu mỏ Exxon Mobil Corp và Chevron Corp vào ngày Thứ sáu.

Các thành viên của Ủy ban Thị trường mở Liên bang dự kiến ​​sẽ được triệu tập vào thứ Ba để tham dự cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày. Tại đó, lãi suất mục tiêu dự kiến sẽ được giữ nguyên ở mức 5,25% đến 5,50%.

Chủ tịch Fed Jerome Powell và các nhà hoạch định chính sách khác đã cảnh báo thị trường không nên mong đợi việc cắt giảm lãi suất trước khi lạm phát giảm xuống mức mục tiêu trung bình hàng năm là 2%, nhưng Fed cũng tuyên bố sẽ duy trì sự linh hoạt khi phản ứng với dữ liệu kinh tế.

Giá nhà Case-Shiller, niềm tin của người tiêu dùng, chỉ số quản lý mua hàng của Viện Quản lý Cung ứng, chi tiêu xây dựng và đơn đặt hàng nhà máy cũng đều tăng trong các báo cáo mới đây được công bố.

Dữ liệu kinh tế mạnh mẽ vào cuối tuần qua- đặc biệt là chi tiêu tiêu dùng cá nhân và GDP mạnh mẽ - đã vừa xoa dịu nỗi lo về suy thoái kinh tế sắp xảy ra nhưng cũng dội một gáo nước lạnh vào hy vọng rằng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất ngay sau tháng 3.

Danh sách các báo cáo kinh tế tuần này bao gồm báo cáo về thị trường lao động, với Khảo sát về cơ hội việc làm và tỷ lệ luân chuyển lao động, ADP, chi phí việc làm trong quý 4/2023, năng suất và số lần sa thải theo kế hoạch, cũng như báo cáo việc làm tháng 1 vào thứ Sáu.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm hơn 1 USD/thùng hôm 29/1 do lĩnh vực bất động sản yếu kém của Trung Quốc làm dấy lên các lo ngại về nhu cầu, thêm vào đó là những rủi ro nguồn cung do căng thẳng leo thang ở Trung Đông.

Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 1,15 USD, tương đương 1,4%, xuống mức 82,40 USD/thùng, trong khi giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,23 USD, hay 1,6%, ở mức 76,78 USD/thùng.

Đây là phiên giảm đầu tiên của cả hai hợp đồng sau 4 phiên ngày tăng liên tiếp khi sự chú ý chuyển sang lo ngại về nhu cầu ở Trung Quốc, nơi cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng trầm trọng với việc tòa án Hồng Kông ra lệnh thanh lý tập đoàn bất động sản khổng lồ China Evergrande.

Cuộc khủng hoảng bất động sản này là một đòn giáng mạnh vào niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế nhập khẩu dầu hàng đầu, với dữ liệu trước đó cho thấy hoạt động chậm trễ hơn dự kiến.

John Kilduff, đối tác tại Again Capital LLC, cho biết: “Tình hình ở Trung Quốc là trở ngại lớn nhất đối với toàn bộ thị trường dầu, đó là lý do tại sao thị trường tiếp tục giảm bớt phí bảo hiểm rủi ro chiến tranh”.

Xem thêm

S&P 500 chấm dứt chuỗi lập đỉnh kỷ lục

S&P 500 chấm dứt chuỗi lập đỉnh kỷ lục

S&P 500 đã kết thúc chuỗi 5 phiên đạt mức cao kỷ lục vào 26/1, với cổ phiếu Intel sụt giảm sau dự báo doanh thu ảm đạm, trong khi dữ liệu kinh tế Mỹ cho thấy lạm phát đang ở mức vừa phải…

Có thể bạn quan tâm

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...

Chứng khoán Mỹ chưa dứt đà tăng, giá dầu sụt giảm

Chứng khoán Mỹ chưa dứt đà tăng, giá dầu sụt giảm

Ba chỉ số chính của Phố Wall đã ghi nhận mức đóng cửa kỷ lục vào thứ Hai, được thúc đẩy bởi các cổ phiếu dự kiến sẽ hưởng lợi từ chính sách tài chính tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump….

Thị trường chứng khoán trong ngắn hạn sẽ có các nhịp hồi phục chậm rãi

Thị trường chứng khoán trong ngắn hạn sẽ có các nhịp hồi phục chậm rãi

Thị trường trong ngắn hạn sẽ có thể tiếp tục các nhịp hồi phục chậm rãi. Nhà đầu tư cần theo sát diễn biến tỷ giá USD/VND và các động thái của Ngân hàng nhà nước trong thời gian tới để xác định xu hướng của thị trường trong ngắn hạn và nhận biết các dấu hiệu hồi phục chắc chắn hơn...

Chọn lọc cổ phiếu có vận động đi lên với dòng tiền tham gia mạnh để giải ngân

Chọn lọc cổ phiếu có vận động đi lên với dòng tiền tham gia mạnh để giải ngân

Nhà đầu tư nên tiếp tục chốt lời ngắn hạn khi đã đạt mục tiêu, chọn lọc những cổ phiếu có vận động đi lên với dòng tiền tham gia mạnh mẽ để giải ngân. Duy trì tỷ trọng ở mức vừa phải và hạn chế mua đuổi ở vùng giá cao, chủ động theo dõi diến biến thị trường để kịp cơ cấu lại danh mục...

S&P 500 phá mốc kỷ lục 6.000 điểm, giá dầu sụt mạnh

S&P 500 phá mốc kỷ lục 6.000 điểm, giá dầu sụt mạnh

Chỉ số S&P 500 đã có thời điểm vượt qua mốc 6.000 điểm và sau đó kết thúc tuần với mức tăng phần trăm lớn nhất trong một năm khi chiến thắng của ông Donald Trump và khả năng đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Quốc hội đã mang đến kỳ vọng về những chính sách kinh doanh thuận lợi…