Doanh nghiệp hoạt động trở lại sau giãn cách: Quá nhiều nỗi lo

Mừng vì được hoạt động trở lại khi Hà Nội thực hiện phòng chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị số 15/CT-TTg; nhưng nỗi lo vẫn luôn thường trực đối với các chủ doanh nghiệp bởi để vực dậy doanh nghiệp sau một thời gian dài “ngủ đông” là điều không hề dễ dàng.

Khó khăn đủ đường

Ông Nguyễn Đức Đăng - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Giày Đông Anh (DAFCO) cho biết, thời gian vừa qua là thời gian doanh nghiệp đã vô cùng vất vả khi thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ” bởi chi phí tăng cao, hiệu quả hạn chế… Phương án này cũng chỉ gọi là sản xuất cầm chừng nhằm giữ chân khách hàng.

Nhiều doanh nghiệp thực hiện phương án sản xuất cầm chừng nhằm giữ chân khách hàng
Nhiều doanh nghiệp thực hiện phương án sản xuất cầm chừng nhằm giữ chân khách hàng

“Thế nên hôm nay (21/9), thành phố Hà Nội thực hiện phòng chống dịch Covid-19 theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, DAFCO sẽ đón thêm người lao động trở lại để phục hồi sản xuất. Mặc dù việc hàng tuần phải xét nghiệm sẽ dẫn đến việc phải tốn một khoản chi phí không nhỏ, tuy nhiên công ty có thể khắc phục để giữ chân khách hàng, đảm bảo người lao động có việc làm, công ty ổn định đi vào sản xuất” – ông Đăng cho biết.

Ông Đăng chia sẻ thêm, vừa qua doanh nghiệp thực hiện phương án “3 tại chỗ” nên mọi vấn đề với việc phòng, chống dịch không còn gây bỡ ngỡ nữa. DAFCO đã dự phòng sẵn nhà cách ly cho người lao động nếu có trường hơp F0, tất cả mọi nơi ăn ở, cách ly, nhà về sinh, nhà tắm, ăn uống, người phục vụ đều sẵn sàng cho các kịch bản không mong muốn.

Với tâm trạng vừa mừng vừa lo khi Hà Nội thực hiện Chỉ thị 15, bà Nguyễn Thị Hương Lan - Giám đốc Công ty New Sake trải lòng: “Tôi mừng vì khi nhà hàng hoạt động trở lại, người lao động gắn bó lâu năm với chúng tôi sẽ có công ăn việc làm và chúng tôi cũng có thêm thu nhập để chi trả cho họ. Nhưng cái làm tôi lo nhất là nhiều bạn nhân viên ở vùng xa như phía trong nam do dịch giã tại địa phương vẫn còn căng thẳng nên không kịp ra Hà Nội để làm việc. Đặc biệt nguồn hàng nhập khẩu không đáp ứng đủ, giá thành lại bị tăng so với trước nên chi phí bị đội lên rất nhiều”.

Về kế hoạch sản xuất trong thời gian tới, bà Lan cho hay, hiện 100% nhân viên đã được tiêm phòng. Thế nên việc đầu tiên New Sake sẽ huy động nhân viên dọn vệ sinh công nghiệp, khử khuẩn và khử trùng tất cả nhà hàng. New Sake cũng sẽ đặt sẵn nguồn hàng bên nhà cung cấp.

Về nguồn vốn, New Sake đang lên phương án bán đi một bất động sản hoặc vay ngân hàng để duy trì hoạt động sau hậu Covid.

Ngoài ra, New Sake cũng chuẩn bị cho chiến lược bán đồ ăn tại nhà bằng những món ăn Nhật cổ truyền vừa ngon và bổ dưỡng mà giá thành lại hợp lý như: Các món về lẩu, lẩu bò, lẩu cá hồi, lẩu kim chi hay lẩu thập cẩm… và các món về sashimi hay Shushi.

Cần nhiều sự hỗ trợ

Ông Nguyễn Đức Đăng cho rằng, sau thời gian dài bị bào mòn và phát sinh quá lớn, việc trở lại sản xuất và làm sao phục hồi là vấn đề lớn bởi mọi doanh nghiệp đều kiệt quệ trong đó có DAFCO. Do đó ông mong Chính phủ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất, thuế VAT, nhất là mức đóng BHXH bởi theo ông, mức đóng BHXH 32.5% là quá sức chịu đựng của doanh nghiệp và người lao động.

Nhiều nhà hàng gặp khó về nguồn cung, nhân sự... sau khi mở cửa trở lại. Ảnh: DUY LINH/Báo Nhân dân)
 Nhiều nhà hàng gặp khó về nguồn cung, nhân sự... sau khi mở cửa trở lại. Ảnh: DUY LINH/Báo Nhân dân)

Đồng quan điểm, chủ chuỗi cửa hàng New Sake cũng mong Chính phủ hỗ trợ kịp thời những khoản như cho vay với lãi suất ưu đãi, chi trả hay hỗ trợ về bảo hiểm cho người lao động trong những tháng giãn cách. Về các khoản thuế, bà Lan mong được trả chậm và được khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, . . .

Ông Nguyễn Văn Thứ - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Minh bạch cho rằng, Nhà nước cần có khung pháp lý rõ ràng để doanh nghiệp hoạt động, ví dụ quy định về xử lý các ca F0 phát sinh theo kiểu khoanh vùng hẹp, tránh phải đóng cửa cả nhà máy hoặc quy định về việc di chuyển của người lao động giữa các tỉnh, thành.

Người đại diện cho Hiệp hội Thực phẩm Minh bạch cũng đề xuất Nhà nước có quy định để doanh nghiệp có thể được BHXH, BHYT chi trả khoản chi phí xét nghiệm Covid-19 cho người lao động...

Các ban ngành “chung tay” cùng doanh nghiệp phục hồi sản xuất

Ngày 20/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chủ trì hội nghị trực tuyến với 28 tỉnh, thành về tình hình hoạt động, các khó khăn, vướng mắc và giải pháp phục hồi hoạt động của các khu công nghiệp – Khu chế xuất (KCN-KCX), khu kinh tế, khu công nghệ cao và cụm công nghiệp.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng nhận định, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, doanh nghiệp trong KCN-KCX... tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội bị ảnh hưởng lớn. Mặc dù đã có nhiều nghị quyết của Chính phủ, sự vào cuộc của các ngành, địa phương... nhưng sản xuất ở các KCN vẫn còn khó khăn, ảnh hưởng đến tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Để tháo gỡ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp tăng cường phối hợp, tổ chức thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương. Tùy theo tình hình của địa phương, doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án sản xuất, có giải pháp kiểm soát dịch bệnh. Các địa phương sớm tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai tinh thần phục hồi sản xuất; hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng phương án phục hồi, bảo đảm lưu thông hàng hóa, kiểm soát dịch bệnh, duy trì vùng xanh trong doanh nghiệp. Bộ Y tế tham mưu Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh quốc gia ưu tiên vắc-xin để tiêm cho công nhân, người lao động trong các doanh nghiệp; hướng dẫn địa phương xác định, xây dựng vùng xanh phục hồi sản xuất. Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục thanh tra, kiểm tra, tháo gỡ khó khăn trong việc lưu thông hàng hóa, hạn chế thấp nhất ách tắc hàng hóa...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…