Doanh nghiệp quản trị tài sản trí tuệ thế nào cho hiệu quả?

Quản trị tài sản trí tuệ tốt không chỉ làm gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mà còn mang lại cho doanh nghiệp nguồn lực mới.
Doanh nghiệp quản trị tài sản trí tuệ thế nào cho hiệu quả?

Mới đây, Brand Finace - công ty tư vấn và định giá thương hiệu có trụ sở tại Anh - đã công bố xếp hạng 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2017 với tổng giá trị thương hiệu là 11.279 triệu USD.

Theo đó, giá trị thương hiệu – một trong những loại tài sản trí tuệ – hiện là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự cạnh tranh và phát triển của một doanh nghiệp.

Thực trạng quản trị tài sản trí tuệ tại Việt Nam

Ông Bùi Quý Phong, Giám đốc Công ty Tư vấn chiến lược thương hiệu châu Á nhận định: “Thế giới hiện đang thay đổi từng ngày, hàm lượng trí tuệ, chất xám đóng vai trò quyết định trong sự thành công của một sản phẩm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong giá trị của doanh nghiệp”.

Trước thế kỷ 20, khái niệm tài sản trên thế giới chỉ gồm có tài sản tiền tệ và tư bản. Sau thế kỷ 20, các doanh nghiệp nhận thấy rằng giá trị của một công ty trên thị trường luôn luôn lớn hơn giá trị theo sổ sách của công ty.

Theo đó, giá trị của một công ty trên thị trường không chỉ được quyết định bởi riêng tài sản tiền tệ hay vật chất mà còn được xác định bởi tài sản vô hình.

“Nếu như trong năm 1978, tức cách đây gần 4 thập kỷ, tỷ trọng của những tài sản vô hình chỉ chiếm khoảng 5% giá trị doanh nghiệp, thì 20 năm sau, con số này đã tăng lên 72% và đến năm 2004, tài sản vô hình chiếm gần 90% giá trị doanh nghiệp.

Còn lại những giá trị hữu hình như thiết bị, máy móc, nhà xưởng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ”, ông Nguyễn Hữu Cẩn, Phó viện trưởng Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ cho biết.

Trong đó, yếu tố quan trọng nhất của tài sản vô hình, theo ông Cẩn, là vốn trí tuệ (intellectual capital). “Một khi vốn trí tuệ trở thành tài sản trí tuệ của một doanh nghiệp, nó sẽ mang lại giá trị vô cùng lớn”, ông khẳng định.

Theo một khảo sát của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ tiến hành với trên 200 doanh nghiệp Việt Nam niêm yết có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, cứ một đơn vị tài sản trí tuệ gia tăng sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh tăng lên gấp 10 lần.

Tuy nhiên, trong các yếu tố đánh giá chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam năm 2015 bởi Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), các yếu tố liên quan đến đổi mới sáng tạo của Việt Nam được đánh giá tương đối thấp.

Theo đó, Đổi mới sáng tạo của Việt Nam xếp thứ 73/140 nền kinh tế toàn cầu; Mức độ sẵn sàng về công nghệ xếp thứ 92/140, trong đó, mức độ sẵn sàng về công nghệ tiên tiến nhất xếp thứ 112/140, mức độ hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp xếp thứ 121/140, mức độ sẵn có nhà khoa học và kỹ sư xếp thứ 75/140…

Nguyên nhân đằng sau những con số này, theo ông Cẩn, là chất lượng tài sản trí tuệ còn thấp, nhiều tài sản trí tuệ ở trạng thái “chờ”. Cùng với đó là mối quan ngại về hiệu lực bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ và việc ảnh hưởng của lạm dụng độc quyền đó trong kinh doanh. Bên cạnh đó, liên kết giữa các doanh nghiệp/ ngành công nghiệp và các viện nghiên cứu hoặc các tổ chức chuyên về vấn đề này chưa được chặt chẽ.

Quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam bao gồm quyền sở hữu các sáng chế (ở Việt Nam, nếu một sáng chế được cấp bằng độc quyền sẽ được bảo hộ 20 năm liên tục); bản quyền tác giả; nhãn hiệu (để phân biệt nguồn gốc của sản phẩm và được bảo hộ vô thời hạn tùy theo việc doanh nghiệp gia hạn bảo hộ cho nhãn hiệu đó) và kiểu dáng công nghiệp (nếu được cấp độc quyền sẽ được bảo hộ trong vòng 15 năm).

10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, theo Brand Finance

Ba nhiệm vụ để quản trị tài sản trí tuệ

Theo ông Cẩn, một khi đã thiết lập được trạng thái độc quyền, doanh nghiệp sẽ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, tức có thể nhượng quyền đó cho người khác và cũng có thể không cho phép người khác xâm phạm các tài sản trí tuệ thuộc quyền sở hữu của mình.

Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, rất nhiều vụ kiện cáo, tranh chấp đã xảy ra giữa các bên liên quan đến vấn đề quyền sở hữu trí tuệ.

Ông Cẩn dẫn ví dụ từ trường hợp tranh chấp giữa Apple và Samsung, hai ông lớn cạnh tranh gay gắt trong ngành điện tử và đặc biệt là mảng điện thoại thông minh.

Theo đó, vào năm 2014, Apple đã kiện Samsung ăn cắp thiết kế hình chữ nhật bo tròn, khung viền máy và cách sắp xếp các icon trên màn hình Home của iPhone 3 để đưa lên 11 dòng điện thoại của mình.

Ban đầu, Apple yêu cầu Samsung đền bù tới hơn 1 tỷ USD cho những thiết hại hãng phải gánh chịu. Năm 2015, số tiền được rút xuống còn 930 triệu USD. Đó là một con số rất lớn.

Hay ngay tại thị trường Việt Nam, ông Cẩn cho biết viện của ông mỗi năm cũng phải giải quyết hàng nghìn trường hợp liên quan đến vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ.

Như vậy, việc quản trị tài sản trí tuệ là điều cấp thiết, là nhiệm vụ bắt buộc và quan trọng nhất với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào.

Ông Cẩn cho biết: “Quản trị tài sản trí tuệ (Intellectual Property Management) là việc chủ sở hữu thực hiện các biện pháp kiểm soát đối với tài sản trí tuệ nhằm tạo lập, khai thác, gìn giữ, bảo vệ và phát triển giá trị của tài sản đó”.

Quản trị tài sản trí tuệ phải hướng đến mục tiêu phát triển số lượng và chất lượng của tài sản trí tuệ, đưa tài sản trí tuệ đó vào trạng thái được bảo hộ, biến tài sản trí tuệ đó thành công cụ để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ trên thị trường để mang lại lợi ích về kinh tế.

Trong đó, 3 nhiệm vụ chính của quản trị tài sản trí tuệ bao gồm:

Thứ nhất, quản trị được quá trình tạo dựng ra tài sản trí tuệ, ngay từ lúc tài sản đó được hình thành;

Thứ hai, quản trị được quá trình xác lập độc quyền của tài sản trí tuệ. Chừng nào doanh nghiệp còn giữ được độc quyền đối với tài sản trí tuệ thì chừng đó doanh nghiệp sẽ có được những giá trị gia tăng đem lại từ tài sản đó;

Thứ ba, phải quản trị được quá trình thương mại hóa tài sản trí tuệ, qua khai thác trực tiếp hoặc mua bán, sáp nhập với các doanh nghiệp khác.

Ông cũng cung cấp một số công cụ và biện pháp quản trị tài sản trí tuệ hữu ích với các doanh nghiệp, bao gồm: Lập bản đồ tài sản trí tuệ (IP Map); kiểm kê tài sản trí tuệ (IP Audit) và thẩm tra tài sản trí tuệ (IP Due Deligence).

Đánh giá về vấn đề quản trị tài sản trí tuệ, ông Hàn Mạnh Tiến – Chủ tịch Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam nói: “Doanh nghiệp cần có chiến lược quản trị tài sản trí tuệ đúng đắn bởi quản trị tài sản trí tuệ là một nội dung quan trọng trong quản trị doanh nghiệp nói chung. Muốn quản trị tài sản trí tuệ thành công, cần hiểu các đặc tính của tài sản của mình và nắm vững các công cụ bảo vệ các loại tài sản đó”.

Ông cũng cho biết trong thời gian sắp tới, Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam cùng với ba câu lạc bộ thành viên sẽ tổ chức thêm nhiều buổi tọa đàm sâu hơn nữa để chia sẻ với các doanh nghiệp về cách định giá thương hiệu và giá trị tài sản cũng như các kinh nghiệm quản trị tài sản trí tuệ hữu ích.

Theo The Leader

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Nam A Bank chung tay cùng TP.HCM phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng...

Ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng đại diện MB nhận giải thưởng Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024...

Ông Hà Trọng Khiêm, Phó Tổng giám đốc MB (bên trái) nhận giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu về tín dụng xanh”

MB được vinh danh ‘Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024’

Với cú đúp giải thưởng ‘Ngân hàng Tiêu biểu về Tín dụng xanh’ và ‘Ngân hàng Tiêu biểu vì Cộng đồng’, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) một lần nữa khẳng định những bước đi tiên phong trong hành trình phát triển bền vững của mình với mục tiêu mang lại những giá trị tốt đẹp cho môi trường và xã hội...